Phát hiện khu vực đại dương "ma" làm giảm lực hấp dẫn Trái đất
Các nhà khoa học đã khám phá nguyên nhân đằng sau một hiện tượng đáng chú ý trên Trái đất: sự giảm lực hấp dẫn của hành tinh. Tại vùng trũng Geoid nằm ở phía nam Sri Lanka, Ấn Độ Dương, có một khu vực kéo dài 2,1 triệu km với lực hấp dẫn yếu nhất. Trong nhiều năm qua, hiện tượng này vẫn chưa được hiểu rõ.
- 'Crew 3' với sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài trái đất
- 4 nghiên cứu thú vị trái đất mà có thể bạn chưa biết
- Bốn tỷ năm trước, có ba "Trái Đất" trong hệ mặt trời, tại sao giờ đây chỉ còn lại một?
Một hình ảnh về Geoid của Trái đất được tạo ra từ dữ liệu do sứ mệnh GOCE của Cơ quan Vũ trụ châu Âu thu được - Ảnh: ALAMY
Gần đây, một nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Ấn Độ đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, như được đăng trên trang Popular Mechanics.
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, nhóm nhà khoa học Ấn Độ đã thực hiện hàng chục mô phỏng trên máy tính để tìm hiểu nguồn gốc của vùng trũng Geoid.
Kết quả, họ phát hiện rằng sự chuyển động của lớp phủ đại dương tại khu vực Ấn Độ Dương đã làm giảm lực hấp dẫn của hành tinh chúng ta. Lớp phủ này ban đầu là đại dương cổ Tethys, hình thành cách đây 250 triệu năm. Tuy nhiên, các biến đổi địa chất qua các thời kỳ đã biến nó trở thành lớp phủ nằm dưới Ấn Độ Dương. Do đó, nó được gọi là đại dương "ma" bởi các nhà khảo cổ.
Con người chỉ biết về Tethys qua việc tìm thấy hóa thạch của các sinh vật sống trong đại dương này trong các lớp đá của dãy núi Himalaya.
Phân tích cho thấy các lớp hóa thạch này từng nằm dưới nước trước khi thềm lục địa Ấn Độ trỗi dậy qua các biến đổi địa chất qua thời gian.
Các nhà khoa học về sinh vật cổ cũng nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của đại dương "ma" Tethys, vì hầu hết các rạn san hô trên thế giới nằm ở rìa của nó trong một khoảng thời gian dài.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng