Đền Đức Thánh Cả: Linh thiêng một lịch sử
Đền Đức Thánh Cả tọa lạc bên sông Đáy, thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đền được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 2 năm 1992.
- Khám phá 13 loại Búp Bê truyền thống của Nhật Bản
- Khám phá lòa Cừu mũi đen có nguồn gốc từ Thụy Sĩ cực hiếm
Đền Đức Thánh Cả linh thiêng được nhân dân đến chiêm bái quanh năm
Tương truyền rằng thời Vua Hùng dựng nước, mở ra nước Đại Việt truyền đến đời thứ VI là Hùng Huy Vương, ngự trị cõi trời Nam( thống nhất 15 bộ) Họ Hùng đứng đầu một bộ đem quân đi Kinh lý ở xứ Sơn Nam và Hải Dương trừ giặc giã.
Đức Công sai quan địa phương chống giặc, ngài đem quân qua phủ Ứng Thiên huyện Hoài An (tức huyện Ứng Hòa ngày nay). Đêm nghỉ tại huyện đường, ngài vừa chợp mắt thì thấy người đầu đội mũ ngọc, đai gấm, mặc Hoàng Bào phủ giáp vàng, tay cầm con con giao long từ dưới sông tiến lên trước Đức Công xin cúi đầu hành lễ. Đức Công hỏi tên và thắc mắc ngạc nhiên thấy người đó làm lễ ôn nhu, người đó tấu thưa: Tôi vâng mệnh trời trấn thủ giải sông Đại Đường, thấy Ngài phúc hậu, bởi thế trời cho tiểu thần vào làm con Ngài để báo cái đức ấy. Nói xong bèn trao con giao long cho Đức Công, chợt tỉnh mới biết đó là nằm mơ. Đức Công nói chuyện cùng huyện quan và cưỡi xe đến đất Đại Đường châu để xem thực hư ra sao. Xong việc Ngài tiến binh đi kinh lược ở 2 xứ quét sạch giặc giã về triều tạ ơn Vua, quay về nhiệm sở, năm ấy Đức Công 39 tuổi, phu nhân họ Nguyễn 35 tuổi trải qua hoài thai gần 14 tháng sinh được một người con trai, khôi ngô tuấn tú vào ngày 12 tháng 4 năm Bính Ngọ, giờ thân đặt tên là Bột Hải Quan. Bột Hải Quan trải qua năm tháng trưởng thành, được Đào Công cho đi học, thông minh vượt bậc, văn thao võ lược ...Khi 16 tuổi cha mất( rằm tháng 7) Ngài thay cha làm Tỉnh trưởng, một thời gian được Vua phong làm quan Bồ Chính ở trong triều.
Lúc ấy giặc nhà Ân phương bắc đem quân trăm vạn sang cướp nước ta, Vua phong ngài làm Đại tướng đem quân đi chống giặc ở vùng Châu Hoan,..(Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ngày nay). Sau đó đem quân về xã Trinh Tiết, huyện Mỹ Đức ngày nay, đến xa Đại Đường tức thôn Thái Bình thấy địa thế tiến có thể đánh, lui có thể giữ bèn sai lập 5 đồn binh chống giặc, ngoài ra còn dạy dân sản xuất, học hành, trị bệnh, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Nhân dân cảm ơn công lao của Ngài đã cho 200 con em tham gia quân ngũ đánh giặc, sau Vua triệu về triều bàn mưu phá giặc và thăng chức cho Ngài làm Thống Chế Thủy Bộ chư quân cùng Phù Đổng Thiên Vương chống giặc ngoại xâm.
Ngài đem binh mã và thuyền bè đến xứ Hải Dương gặp quân giặc Ân. Ngài huy động thủy bộ tiến đánh đại phá quân Ân, các đại quân khác cũng đại thắng đem lại thanh bình cho đất nước. Vua cho triệu về triều, ngài đem quân quay về bãi sông xã Đại Đường, huyện Hoài An ( tức thôn Thái Bình, huyện Ứng Hòa ngày nay) thì hóa vào ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn(Theo thần phả). Khi thuyền Ngài đến giữa sông có chiếc thuyền rồng nổi lên, tiếng gọi lớn rằng đã dẹp giặc xong hãy mau trở về Thủy Quốc. Ngài bước sang thuyền rồng rồi biến mất. Vua sai sứ đem sắc chỉ, mũ áo về tế và giao cho các quan địa phương cùng nhân dân địa phương xây đền Hộ Nhi Hương Chính để thờ.
Trải qua các triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều có sắc phong đến năm 1992 được Nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử - văn hóa được bảo vệ làm cơ sở pháp lý để cho các thế hệ hiện tại và mai sau góp một phần văn hóa hơn bốn nghìn năm của dân tộc. Ngoài ra nơi đây còn thờ phụng các vị bộ tướng khác như: Quý Minh Thượng Đẳng, Minh Pháp Tôn Thần, Chiêu Pháp Tôn Thần, Nguyễn Thượng Đẳng Thần.
Công tác chăm sóc, bảo tồn được ban quản lý và nhân dân gìn giữ
Nhân dân khắp nơi tới đây lễ bái thành kính
Cụ Từ thỉnh chuông trước giờ hành lễ
Cung cấm linh thiêng chỉ mở một năm một lần
Lối vào khu thờ Ban Quan Giám Sát
Hình tượng thuyền rồng gắn liền với truyền thuyết nơi đây
Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa được cấp năm 1992
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận