Người dân Việt thời xưa hay xăm mình như thế nào?
Câu chuyện hình xăm có những thời điểm làm "dậy sóng" dư luận do sự ảnh hưởng của cả một thời kỳ dài khó khăn, bao cấp, chiến tranh hay những khuôn mẫu đạo đức, định kiến về các hình vẽ trên cơ thể của được xem là rất lớn.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xe gì khi đến dự lễ Độc lập?
- Thời xưa ở nước ta có nuôi hổ?
- Những cuộc trao trả đầy nhân văn thời chiến tranh Lê – Mạc
Hình minh họa
Chính vì vậy, nhiều người vẫn còn giữ nguyên quan niệm: Xăm mình là chơi bời, buông thả, hay xăm mình chỉ là dân anh chị, giang hồ, tội phạm. Có lẽ những người quan niệm như vậy không biết rằng, xăm mình là phong tục truyền thống của người Việt xưa.
Ngược dòng lịch sử nước ta, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, phần Ngoại kỷ, chép về những giai thoại thời Hùng vương, cách đây hơn 4000 năm, có viết rằng, dân nước ta khi đánh bắt cá tôm thường hay bị thuồng luồng (tức các loài thủy quái theo truyền thuyết dân gian) làm hại, nên tâu lên với Hùng vương.
Vua nói: “Giống người Man ở núi khác với loài thủy tộc. Loài ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên có tai nạn ấy”. Vua mới sai mọi người lấy mực vẽ hình thủy quáy ở mình. Từ đấy giống thuồng luồng trông thấy, không cắn hại nữa. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, thì tục người Bách Việt vẽ mình bắt đầu từ đấy.
Các sử sách Trung Quốc, như "Tả truyện", hay còn gọi là “Tả thị Xuân Thu” của Tả Khâu Minh viết từ thế ký thứ 4 trước công nguyên cũng ghi rằng "Việt Nhân đoạn phát, văn thân", tức là người Việt có tục cắt tóc, vẽ mình.
Sách “Sử ký” của Ứng Thiệu, viết vào thế kỷ thứ 2 thì lý giải tục vẽ mình của người Việt rằng “Ở nước Việt người ta cạo tóc xăm mình để cho giống với giao long nên không bị giao long hại nữa”.
Suốt thời tự chủ cho đến các thời Đinh, Lê, rồi qua thời Lý, ta không thấy sử sách nhắc đến tục xăm mình. Nhưng qua thời Trần, thì các câu chuyện về xăm mình được xuất hiện dày đặc.
Có lẽ điều này xuất phát từ gốc tích nhà Trần là dân đánh cá, như khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông nói với vua Trần Anh Tông rằng: "Nhà ta vốn người hạ lưu (tức sống ở sông nước), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc.
Sử viết: “Năm 1285, tháng Giêng, ngày 12, quân giặc đánh Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn (sau đều là đất Bắc Ninh bên kia sông Hồng, nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), bắt được quân ta, thấy người nào cũng xăm hai chữ Sát Thát bằng mực vào cánh tay, nên tức lắm, giết hại rất nhiều.
Chữ Thát ở đây là nói tắt của từ “Thát Đát”, là từ Hán Việt phiên âm chỉ quân Mông Cổ. “Sát Thát” tức là khẩu hiệu của nhân dân ta quyết giết giặc Mông Cổ.
Ngày nay, chúng ta phiên âm là người “Tác ta”, từ chỉ chung các bộ lạc như Mông Cổ, Đột Quyết, Thanh Tạng sống rải rác ở vùng Bắc Trung Á, trước khi Đế quốc Mông Cổ thâu tóm toàn bộ.
Về câu chuyện xăm hai chữ Sát Thát này, sử sách cũng ghi lại lời biện hộ nổi tiếng của viên Chi hậu cục thủ Trần Khắc Chung. Đó là khi Trần Khắc Chung được cử sang trại của tướng Nguyên là Ô Mã Nhi để xin giảng hòa.
Khi Ô mã Nhi tức tối nói “Vua nước ngươi vô lễ, sai người xăm hai chữ “Sát Thát” lên mình, khinh nhờm quân triều đình, lỗi ấy to lắm”, Khắc Chung bình tĩnh trả lời: “Chó trong nhà cắn người lạ, vì không phải chủ nó. Do lòng trung thành tức giận, họ tự xắm lấy, quốc vương tôi có biết đâu. Tôi là kẻ hầu gần vua, sao lại không có chữ xăm”, rồi giơ cánh tay cho hắn xem.
Dưới triều Trần, lính thuộc đội quân Thánh Dực chuyên bảo vệ xa giá nhà vua đều phải xăm lên trán ba chữ "Thiên tử quân" (quân của thiên tử, tức nhà vua). Không chỉ vậy, hầu hết các đội quân của nhà Trần đều xăm chữ tên quân lên trán để phân biệt, như năm 1298, vua Trần Anh Tông cho lập các quân hiệu Chân thượng đô, Thủy Dạ Xoa đô, Chân Kim đô, đều sai xăm các chữ Chân Kim lên trán quân lính.
Tuy nhiên tục lệ xăm hình lên người của các vua Trần chỉ kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông là hết. “Đại Việt sử ký toàn thư” chép chuyện năm 1299, Thượng hoàng Trần Nhân Tông về Thiên Trường ngự cung Trùng Quang, là cung dành riêng cho thượng hoàng, vua Trần Anh Tông đến chầu, có Quốc công Trần Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng muốn xăm hình rồng cho, đã cho người thợ xăm đợi sẵn ở cửa cung rồi, nhưng vua Anh Tông sợ, rình khi thượng hoàng ngoảnh đi chỗ khác, đã lẻn ngay về cung Trùng Hoa, là cung riêng dành cho vua ở Thiên Trường. Một lúc sau, thượng hoàng hỏi quan gia đi đâu rồi, tả hửu trả lời vua đã về cung Trùng Hoa rồi. Thượng hoàng nói “Quan gia trốn rồi chăng, vậy thì xăm cho Huệ vũ vương Trần Quốc Chẩn, tức em của vua Trần Anh Tông”.
Sử sách về sau ghi rằng “Quốc phụ (tức là vua) xăm rồng ở đùi, về sau vua nối ngôi không xăm ở đùi nữa, bắt đầu từ vua Trần Anh Tông”. Sử cũng viết khách buôn người Tống khi sang nước ta buôn bán, thấy dân việt xăm hình rồng trên mình, cho là thuồng luồng biển sợ hình rồng, lỡ khi gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm đến, cho nên gọi là vẽ rồng”.
Đến năm 1323, thời Trần Minh Tông, thì triều đình khi kén chọn các quân, lấy người béo trắng làm hạng trên, nên cùng từ đó, quân sĩ không thích vẽ mình nữa. Từ thời đó, sử sách nước ta cũng không còn thấy nhắc đến chuyện xăm mình.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận