Thời xưa ở nước ta có nuôi hổ?
Nhân câu chuyện này, nhiều người thắc mắc: Thời xưa, cha ông ta vẫn thường săn hổ về để lấy xương nấu cao, lấy lông để bán… vậy có việc nuôi hổ trong nhà như vụ việc ở Nghệ An vừa qua không? Chúng ta cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu xem.
- Nuôi trâu đem lại kinh tế không còn chỉ để cúng Yàng
- Cảnh báo xài robot hút bụi như nuôi tin tặc trong nhà
- Cơ cấu lại ngành chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học
Nhân vật lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta liên quan đến Hổ, có lẽ là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
Những ngày gần đây, báo chí, mạng xã hội nóng lên với thông tin Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Nghệ An phát hiện một hộ dân ở huyện Yên Thành nuôi nhốt đến 17 cá thể hổ, nhưng điều khiến những người yêu thiên nhiên, môi trường bức xúc là sau khi được “giải cứu” về khu sinh thái, thì 8 con hổ đã chết.
Nhân câu chuyện này, nhiều người thắc mắc: Thời xưa, cha ông ta vẫn thường săn hổ về để lấy xương nấu cao, lấy lông để bán… vậy có việc nuôi hổ trong nhà như vụ việc ở Nghệ An vừa qua không? Chúng ta cùn ngược dòng lịch sử để tìm hiểu xem.
Hổ là một loài đồng vật hoang dã được người dân nhiều nước trên thế giới kính trọng, thậm chí thờ phụng như một đấng thần linh. Nước ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, lấy Hổ là một trong 12 con giáp để tính năm tháng, tức là địa chi Dần, và hổ đi vào đời sống nhân dân.
Ngay từ thời kỳ đầu của nền tự chủ nước ta, đã thấy có nói đến việc các vua nuôi hổ để ra oai hoặc phục vụ việc giải trí hoặc hành hành hạ các phạm nhân. Và sử sách nước ta cũng chỉ viết đến việc các vị vua mới nuôi hổ, còn từ quan lại đến dân thường, do điều kiện không đủ, nên không ai dám nuôi hổ cả.
Nhân vật lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta liên quan đến Hổ, có lẽ là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Phùng Hưng vốn là một hào phú ở xã Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, được “Đại Việt sử ký” mô tả là “có sức khỏe phi thường, có thể vật trâu, đánh hổ”.
Còn dã sử thì kể rằng làng Đường Lâm ở chân núi Ba Vì, thời đó thường có hổ dữ về bắt trâu bò lợn, thậm chí bắt người. Phùng Hưng đã bày kế đặt bù nhìn bằng gỗ và rơm ở đầu làng để cho hổ dần quen, đến khi hổ không còn vồ xé bù nhìn nữa thì tự mình trát bùn gắn rơm quanh mình, giả làm bù nhìn, cầm chùy đánh chết hổ. Phùng Hưng sau đó cầm quân nổi dậy, khiến quan đô hộ nhà Đường là Cao Chính Bình phát bệnh mà chết, chiếm thành Đại La trị nước.
Thời nhà Đinh (968-978), sử sách có ghi chép lại việc các vị hoàng đế đều cho nuôi hổ để giải trí và dùng để trừng phạt các phạm nhân. “Đại Việt sử ký toàn thư” có chép về sự kiện Vua Đinh Tiên Hoàng muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong chuồng cũi, hạ lệnh rằng: Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn thịt.
Sang đến thời Trần, bộ chính sử lớn nhất nước ta cũng cho biết triều đình có nuôi hổ và voi để cho quân lính đánh nhau với hổ. Ghi chép trong bộ sử “Đại Việt sử ký toàn thư” viết về chuyện này như sau: Thượng hoàng Trần Nhân Tông thường làm chuồng hổ ở thềm Vọng Lâu rồi sai quân sĩ đánh nhau với hổ.
Có lần Thượng hoàng ngồi xem, Thái hậu Bảo Thánh và phi tần đều theo hầu. Vì thềm lầu thấp, chuồng và thềm cũng thấp, con hổ bỗng nhảy ra khỏi chuồng leo lên lầu, mọi người đều sợ chạy tan cả, duy chỉ còn có Thái hậu và bốn, năm người thị nữ vẫn ở đấy. Thái hậu nghĩ bụng không khỏi bị hại, mới lấy chiếu che cho Thượng hoàng và cả mình. Con hổ lên lầu kêu gầm rồi vội vàng nhảy xuống, không vồ hại ai cả.
Khi chép đoạn này, nhà viết sử Ngô Sĩ Liên đã phải khen Thái hậu rằng rằng: Con hổ hay vồ, con voi hay quật, ai chẳng sợ hãi. Thế mà Thái hậu đương lúc con hổ, con voi chạy xông xáo, tâm thần không động, vẫn cứ thản nhiên, kể người đàn bà sức vóc yếu ớt mà có thể như thế, so với nàng Tiệp Dư đứng chắn gấu ngày xưa (nàng Tiệp Dư chắn gấu cho vua Hán Nguyên Đế) cũng không kém thẹn gì.
Thời hậu Lê, không rõ vua Lê, chúa Trịnh có nuôi hổ để xem hổ đấu không, vì sử sách không ghi lại. Chúng ta chỉ nghe giai thoại về việc gia đình danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là Nguyễn Xí từng nuôi hổ. Cụ thể, cụ thân sinh ra ông là Nguyễn Hợp, đã nuôi một con hổ trong nhà để giữ đập cá.
Thời Trần, nhiều vị vua ham ăn chơi xa xỉ, như Trần Dụ Tông, năm 1363, đã cho làm vườn thượng uyển, trồng các loại cây, hoa, cỏ lạ, nuôi nuôi chim quý, thú lạ trong đó, nhưng sử sách chỉ ghi rõ việc vua cho làm hồ nước mặn nuôi các thứ thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá để nuôi ở trong hồ, cùng cá sấu, cá diếc… chứ không nói đến chuyện nuôi hổ.
Về cuối đời Lê, ở Đàng ngoài, quyền hành nằm ở trong tay chúa Trịnh, chúa xây phủ chúa lộng lẫy ở phía Đông kinh thành, cũng có vườn ngự uyển, có chuồng voi hàng trăm con kéo dài ra sát sông Hồng, nhưng không thấy sách nào viết về việc chúa nuôi hổ.
Trong khi đó, ở Đàng Trong, dưới quyền trị vì của các chúa Nguyễn, các tài liệu để lại cho biết đã tồn tại trường đấu hổ, gọi là hổ quyền, và những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất có tư liệu ghi chép lại là vào thời các chúa Nguyễn và được tổ chức ở cồn Dã Viên trên sông Hương.
Sử sách cho biết vào năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần đi trên 12 chiếc thuyền đến cồn Dã Viên để xem một cuộc đấu "vô tiền khoáng hậu" giữa voi và hổ.
Đây có lẽ là trận đấu khủng khiếp và đẫm máu nhất trong lịch sử vì từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, 40 con voi đã tàn sát 18 con hổ được thả ra để làm vật tế thần trong ngày hội.
Thời các vua Nguyễn, khi chưa có một đấu trường riêng để đảm bảo an toàn, những cuộc đấu giữa voi và hổ vẫn được tổ chức và được xem là những ngày hội lớn của triều đình và dân chúng.
Giai đoạn đó, có những sự cố xảy ra như dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở trước Kinh Thành, một con hổ đã nhảy lên tát người quản tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện dẫm chết.
Sang thời vua Minh Mạng, nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh của nhà vua, diễn ra vào năm 1829, vua ngự thuyền rồng xem một trận đấu giữa voi và hổ ở bên bờ Bắc sông Hương.
Trong khi giao đấu, hổ đã lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con hổ và nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời.
Do những sự cố này, năm Minh Mạng thứ 11 (1830), vua đã chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nằm về phía Tây Kinh Thành để xây dựng một đấu trường kiên cố nhằm tổ chức những cuộc đấu nói trên được an toàn.
Theo các nhà nghiên cứu Huế thì trận đấu cuối cùng diễn ra vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái. Hổ Quyền ngày nay vẫn còn lưu giữ dấu vết, là một di tích lịch sử tiêu biểu của triều Nguyễn.
Sang đến đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp cho xây những sở thú ở Hà Nội, thành phố Sài Gòn, họ bắt đầu bắt các loài thú tiêu biểu để đem về trưng bày, trong đó có hổ, để sau nhà nhà thơ Thế Lữ từng viết bài thơ “Nhớ rừng” nổi tiếng, mà ông ghi chú là “Mượn lời một con hổ trong vườn bách thú”.
Việc săn bắn hổ để phục vụ các nhu cầu như nấu cao, ăn thịt, lấy bộ lông… cũng được ghi chép trong nhiều sách xưa. Tuy nhiên, từ thời Nguyễn đến nay, chúng ta chưa tìm thấy những ghi chép về việc nuôi hổ như nuôi thú ở các nhà dân, kể cả các gia đình quyền quý, giàu có.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận