Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/4, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại khu vực Bắc Bộ đạt ngưỡng nguy cơ gây hại trung bình đến cao, phổ biến ở mức từ 5-7. Khu vực Trung Bộ, Nam Bộ có ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao phổ biến ở mức từ 7.5 - 9.8.
Cụ thể, chỉ số tia cực tím cao nhất lúc 12 giờ trưa tại thành phố Hội An (Quảng Nam) là 9.6; thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) là 9.8; thành phố Đà Nẵng là 9.7 và Thành phố Hồ Chí Minh là 9.8; thành phố Cần Thơ là 7.5.
Các chuyên gia cảnh báo người dân Hà Nội và khu vực phía Bắc hạn chế các hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h.
Dự báo, từ ngày 14-16/4, các thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), thành phố Hải Phòng và Hà Nội chỉ số UV trong ngày đạt ngưỡng nguy cơ gây hại cao 6-7, các thành phố còn lại từ Huế vào đến Cà Mau chỉ số UV trong ngày đạt ngưỡng nguy cơ gây hại cao đến rất cao 8-10.
Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao, trên 10.5 là đặc biệt cao, rất nguy hiểm. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính, nếu da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 25 phút khi chỉ số tia cực tím ở ngưỡng rất cao sẽ gây bỏng. Ở ngưỡng cực kỳ cao, tia cực tím có nguy cơ làm tổn thương da, gây bỏng mắt nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá tia UV hoạt động không phụ thuộc vào nhiệt độ ban ngày cao hay thấp, mùa trong năm và thời gian trong ngày. Chúng xuất hiện mọi thời điểm ban ngày và hoạt động độc lập dù trời mưa hay nắng, hay râm mát.
Thời điểm cường độ tia UV mạnh nhất từ 10 giờ đến 14 giờ hàng ngày, trong thời gian này nên hạn chế tối đa việc di chuyển ngoài trời và khi cần thiết phải có các biện pháp phòng tia UV.
Để phòng tránh tác hại tia UV, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên đeo kính râm bảo vệ mắt, lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia UV từ 99-100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh.
Cùng với đó, mọi người nên bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím; sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.
Bản đồ tâm chấn động đất xảy ra lúc 11h17 ngày 12/4. Ảnh: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Lúc 11h17 ngày 12/4, một trận động đất có độ lớn 3 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.135 độ vĩ Bắc, 108.424 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 9,2 km.
Đến 11h20, một trận động đất khác có độ lớn 2,9 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.116 độ vĩ Bắc, 108.444 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,5 km.
Cấp độ rủi ro thiên tai của 2 trận động đất trên cấp 0. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận