Rưng nước mắt với cụ Cháo hơn 70 tuổi vẫn phải gánh hàng rong mưu sinh
Với đôi quang gánh nặng trĩu trên vai, cụ Cháo 73 tuổi bán cháo sườn trên phố cổ Hà Nội dù tuổi đã cao nhưng vẫn không quan ngại thời tiết, quãng đường xa, vẫn miệt mãi trong cuộc sống mưu sinh để kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình.
- Hà Đô (HDG) chi cổ tức "mạnh tay" dù nợ cao và tăng gánh nặng chi phí
- Tài xế trả lại tiền, cụ bà trả sổ nghèo: Sự tử tế nâng đỡ niềm tin
- EVFTA mở ra cơ hội để Việt Nam vượt qua gánh nặng COVID-19
Đã bước qua tuổi 70, thế nhưng của Cháo vẫn phải tần tảo sớm hôm mưu sinh cuộc sống. Hàng ngày cụ dậy từ 2 rưỡi sáng để chuẩn bị đồ đến 5 giờ hơn là đi chợ chuẩn bị xong xuôi để làm hàng mang đi bán. Cụ bán đến tầm 5, 6 giờ tối khi hết hàng mới về. Chồng cụ thì đã già yếu, con cái đều đã có gia đình riêng và cũng nghèo nên không đỡ đần được gì cho cha mẹ, do đó ở tuổi xế chiều, lẽ ra phải được sống an yên thì cụ Cháo vẫn phải tảo tần mưu sinh. Ngày nào bán đắt thì tiền lãi cũng chỉ khoảng 300.000 đồng.
Cụ đã bán cháo sườn được 25 năm ở trên phố cổ. Vì là gánh hang rong nên cụ di chuyển nhiều địa điểm ở phố cổ để bán. Cụ chia sẻ hồi xưa cô bán thì có 5 hào 1 bát thôi cho đến khi lên được 1 nghìn 1 bát, cụ thì thường hay ngồi ở hàng bạc ngoài những lúc di chuyển để bán hang. Bây giờ do hàng hoá đắt lên, thịt lên giá nên cụ bán 10 nghìn đến 15 nghìn 1 bát.
Chiếc nón lá trên đầu cụ cũng đã đội được mấy chục năm nay rồi. chiếc nón trông đã xưa và mầu cũng sẫm đi nhiều phần do chịu nắng mưa, sương gió.
Vì chén cơm manh áo, cụ Cháo phải gồng mình với đôi quang gánh rong ruổi khắp các nẻo đường. Ở những nơi cụ đi qua, không biết có bao nhiêu giọt mồ hôi rơi rớt và in hằn những dấu chân mệt mỏi.
Dù là vất vả mưu sinh nhưng nụ cười của cụ vẫn thường trực mỗi khi gặp khách hàng.
Do dịch bệnh Covid nên cụ cũng bị ảnh hưởng những ngày như thế chỉ biết ở nhà trông chờ vào những dồng lương nhỏ nhoi tiết kiệm được. Nỗi trăn trở “làm gì kiếm ra tiền” để nuôi sống mình và gia đình dường như hằn sâu lên khuôn mặt của cụ Cháo. Đôi mắt thâm sâu, đôi tay sần sùi làm tôi thấy thương cụ và những người phụ nữ bán hàng rong nhiều hơn.
Đối với cụ Cháo nói chung những người phụ nữ bán hàng rong nói riêng, ước muốn của họ chỉ đơn giản là bán hết được gánh hàng, hay ước muốn nhỏ nhoi được quây quần bên mâm cơm gia đình không phải lo nghĩ về cơm - áo - gạo - tiền nữa. Quanh năm, suốt tháng với công việc lặng lẽ ấy, làm sao có tiền nuôi gia đình là mong ước lớn nhất của những người phụ nữ tần tảo...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận