TikTok có thoát được lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Biden?
Theo thông báo mới nhất từ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Biden sẽ thu hồi các lệnh cấm của người tiền nhiệm đối với các ứng dụng của Trung Quốc để xem xét các ứng dụng như TikTok hay Wechat làm ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ để làm căn cứ áp dụng biện pháp mới.
- "Giáng" thêm đòn mạnh vào TikTok Ấn Độ đóng băng 2 tài khoản của ByteDance
- ByteDance: TikTok tự tin đảm bảo vấn đề an ninh mà không cần có đối tác Mỹ
- Chính quyền Tổng thống Biden bất ngờ tuyên bố không áp dụng "Hộ chiếu vaccine"
Ngày 9/6, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra chỉ thị thu hồi một loạt lệnh cấm đối với các ứng dụng trên điện thoại di động như TikTok và WeChat của Trung Quốc, vốn được chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump đưa ra với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Ông Biden cũng yêu cầu xem xét lai những quan ngại an ninh liên quan đến các ứng dụng này.
Thông báo của Nhà Trắng nêu rõ thay vì cấm các ứng dụng đang thịnh hành này, chính quyền của Tổng thống Biden sẽ áp dụng khuôn khổ ra quyết định mới dựa trên các tiêu chí và các phân tích cụ thể và nghiêm ngặt để đánh giá các nguy cơ từ những ứng dụng mạng internet thuộc sở hữu của nước ngoài.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết hiện Chính phủ Mỹ vẫn đang tiến hành đánh giá riêng rẽ về tác động của TikTok với an ninh quốc gia.
Việc chính quyền Tổng thống Biden dỡ bỏ lệnh cấm với các ứng sdụng Trung Quốc mới chỉ là tạm thời để chuẩn bị cho biện pháp mới với đầy đủ căn cứ.
Chỉ thị mới của ông Biden yêu cầu xác định mọi ứng dụng phần mềm internet có thể gây ra mối nguy hiểm "không thể chấp nhận" với an ninh quốc gia và người dân Mỹ.
Danh sách này bao gồm các ứng dụng thuộc quyền sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý của những cá nhân ủng hộ các hoạt động quân sự thù địch hoặc các hoạt động tình báo, hoặc liên quan tới các hoạt động tấn công mạng, hoặc bao gồm những ứng dụng thu thập dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Bộ Thương mại Mỹ và các cơ quan liên bang được yêu cầu hoàn thiện các hướng dẫn về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm, trong đó có những thông tin nhận diện cá nhân hoặc thông tin về di truyền học, tránh nguy cơ bị sử dụng sai mục đích.
Trước đó, chính quyền của cựu Tổng thống Donnald Trump cáo buộc các ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc gây ra các nguy cơ với an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời tìm cách buộc công ty chủ quản ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, có trụ sở tại Trung Quốc, bán lại quyền sở hữu ứng dụng này trên thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp nước này.
Chính quyền tiền nhiệm cũng cấm tải về những ứng dụng của Trung Quốc và cấm thực hiện các giao dịch kỹ thuật liên quan. Các công ty chủ quản của TikTok và WeChat cho rằng những lệnh cấm trên đồng nghĩa với việc cấm sử dụng những ứng dụng này tại Mỹ. Tuy nhiên, các tòa án tại Mỹ sau đó đều ngăn chặn việc thực thi các lệnh này.
TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance, có khoảng 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ. Ứng dụng này đặc biệt thịnh hành với thế hệ người dùng điện thoại thông minh trẻ tuổi.
Trong khi đó, WeChat là sản phẩm của Tencent, hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Đây được coi là một siêu ứng dụng bao gồm nhiều tính năng như mạng xã hội, nhắn tin, thương mại điện tử...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận