Kết hợp vắc-xin - Chiến lược mới tấn công dịch COVID-19

Thảo Vy
29/06/2021 10:37
D

Trong nỗ lực ở một số quốc gia cho thấy hoạt động chống dịch hiệu quả khi thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 mang lại hiệu quả cao trước những biến thể mới của virus này khiến các nước đang cân nhắc về chiến lược mới nhằm tấn công để loại bỏ hoàn toàn thảm hoạ y tế của thế giới.

Lãnh đạo một số nước cũng đã được tiêm chủng theo mô hình kết hợp này, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa được tiêm mũi 2 bằng vaccine của hãng Moderna, hay Thủ tướng Italy Mario Draghi tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, sau khi tiêm mũi 1 là vaccine của hãng Astra Zeneca.

Sự thay đổi này được thực hiện sau khi một số nhà khoa học cho rằng việc tiêm kết hợp hai loại vaccine như vậy có thể nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch.

Với việc được thử nghiệm hiệu quả khi tiêm hai loại vắc-xin phòng COVID-19 trước các biến thế của chủng virus này khiến các quốc gia kỳ vọng sẽ là chiến lược mới tấn công dịch

Với việc được thử nghiệm hiệu quả khi tiêm hai loại vắc-xin phòng COVID-19 trước các biến thế của chủng virus này khiến các quốc gia kỳ vọng sẽ là chiến lược mới tấn công dịch.

Một số quốc gia đã lựa chọn hình thức kết hợp khi nguồn cung của một loại vaccine cụ thể bị cạn kiệt, trong khi loại khác lại có sẵn; hoặc loại vaccine đầu tiên không đem lại hiệu quả cao; hoặc do thận trọng, cân nhắc tới yếu tố an toàn khi một số loại vaccine gây ra phản ứng không mong muốn ở những người đã tiêm liều đầu tiên.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu buộc các nước phải cân nhắc tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau.

Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng việc tiêm hai loại vaccine khác nhau có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn, do vaccine kích thích các khu vực khác nhau của hệ thống miễn dịch hoặc "huấn luyện" nó nhận ra các phần khác nhau của mầm bệnh xâm nhập.

Các nhà khoa học gọi đây là “tăng nguyên tố dị hợp”. Đây không phải là ý tưởng mới, các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm phương pháp này trong cuộc chiến chống lại một số bệnh khác, như dịch Ebola.

Giới chuyên gia cũng cho biết việc kết hợp vaccine COVID-19 không chỉ là sử dụng vaccine do hai hãng khác nhau sản xuất, mà còn là phối hợp hai cách kích hoạt phản ứng miễn dịch khác nhau, do công nghệ bào chế vaccine khác nhau.

Chẳng hạn, vaccine của Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA. Đa số các loại vaccine COVID-19 còn lại được phát triển dựa trên công nghệ viral vector (như vaccine Sbutnik V, vaccine của AstraZeneca hay Johnson&Johnson), có loại vaccine lại dựa trên protein.

Theo các nhà khoa học, việc kết hợp các loại vaccine có công nghệ phát triển khác nhau có thể "kích hoạt" những khả năng khác nhau của hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể tốt hơn và tăng khả năng chống lại các biến thể.

Chuyên gia Dipyaman Ganguly thuộc Viện Sinh hóa Ấn Độ tin rằng việc kết hợp 2 loại vaccine “có thể trở thành một lá chắn tốt hơn” chống lại các thể virus đột biến. Trong tương lai, cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự ra đời của các dòng vaccine “đa năng”, đủ sức bảo vệ con người trước những biến thể khác nhau.

Trong khi đó, chuyên gia Zhou Xing, nhà miễn dịch học tại Đại học McMaster ở Canada, nhấn mạnh ngoài những lợi ích tiềm năng về miễn dịch học, việc kết hợp hai loại vaccine gần giống nhau cũng “mang lại sự linh hoạt cần thiết khi nguồn cung cấp vaccine không đồng đều hoặc hạn chế".

Chiến lược này có thể mang lại cuộc sống bình thường cho người dân trên toàn cầu

Chiến lược này có thể mang lại cuộc sống bình thường cho người dân trên toàn cầu.

Từ tháng 2/2021, nhóm các nhà nghiên cứu vaccine của Đại học Oxford (Anh) đã bắt đầu thực hiện thử nghiệm, theo đó các tình nguyện viên được tiêm mũi thứ nhất vaccine của AstraZeneca và mũi thứ hai của Pfizer nhằm xác định mức độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp vaccine. Từ tháng 4, thêm vaccine của Moderna và Novavax cũng được đưa vào nghiên cứu.

Chủ nhiệm công trình nghiên cứu này, Phó Giáo sư về nhi khoa và tiêm chủng tại Đại học Oxford Matthew Snape cho biết trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu xem các loại vaccine phòng COVID-19 sẵn có liệu có thể được sử dụng một cách linh hoạt hơn, kết hợp hai loại vaccine khác nhau cho 2 mũi tiêm, hay không.

Dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu này cho thấy người được tiêm 2 loại vaccine khác nhau có khả năng cao xuất hiện phản ứng phụ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bao gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu, so với nhóm tiêm đủ liều của một loại vaccine.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các tác dụng phụ có thể là dấu hiệu của phản ứng miễn dịch mạnh và hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, chế độ điều trị không phù hợp sau khi tiêm có thể dẫn tới một số bất lợi ngắn hạn.

Phó Giáo sư Matthew Snape kỳ vọng nếu nghiên cứu có thể chứng minh rằng việc tiêm chủng kết hợp này tạo ra phản ứng miễn dịch tốt như việc tiêm chủng tiêu chuẩn và không làm tăng đáng kể các phản ứng đối với vaccine, sẽ có nhiều người hoàn thành kế hoạch tiêm chủng phòng COVID-19 sớm hơn. Điều này cũng sẽ hỗ trợ hệ thống y tế ứng phó trong trường hợp thiếu hụt bất kỳ loại vaccine đang được sử dụng.

Ngoài nghiên cứu tại Anh, các nhà nghiên cứu Nga cũng đang thử nghiệm kết hợp giữa vaccine Sputnik V và sản phẩm của AstraZeneca. Hầu hết các nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng một số đã đưa ra kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn.

Một nghiên cứu của Viện Y tế Carlos III (Tây Ban Nha) công bố tháng trước cho thấy những người được tiêm vaccine của AstraZeneca mũi đầu và vaccine của Pfizer mũi thứ hai có kháng thể chống virus SARS-CoV2 tốt hơn (gấp 7 lần) những người chỉ tiêm vacccine của AstraZeneca. Hiện Tây Ban Nha đã cho phép những người dưới 60 tuổi tiêm kết hợp hai loại vaccine này.

Một số quốc gia châu Âu như Đức, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha và Italy cho phép những người tiêm một liều vaccine của AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 bằng một loại vaccine khác, đặc biệt trong trường hợp có liên quan đến chứng rối loạn đông máu hiếm gặp.

Hiện Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho phép kết hợp 2 liều vaccine của hãng Pfizer và Moderna trong những tình huống đặc biệt, chẳng hạn như khi thiếu vaccine hoặc người được tiêm không rõ nguồn gốc của mũi tiêm đầu.

Từ đầu tháng 6, nước này cũng triển khai cuộc thử nghiệm lâm sàng tiêm liều tăng cường bằng vaccine khác cho người trưởng thành và đang chờ kết quả. Canada khuyến nghị các tỉnh bang nên tiêm vaccine khác (của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna) cho liều thứ hai nếu mũi đầu là vaccine của AstraZeneca.

Tại châu Á, để đối phó với việc chậm giao vaccine của AstraZeneca, Hàn Quốc tuần trước đã thông báo rằng các nhân viên y tế đã tiêm liều đầu tiên của loại vaccine đó có thể nhận mũi thứ hai là của hãng Pfizer. Ấn Độ, Malaysia cũng cân nhắc áp dụng biện pháp tương tự.

Trung Quốc cũng đang xem xét tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau để cải thiện hiệu quả của vaccine được sản xuất trong nước. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Cao Phúc cho rằng một lựa chọn khác để khắc phục vấn đề hiệu quả là đan xen sử dụng các liều vaccine ứng dụng công nghệ khác nhau. Đây cũng là lựa chọn mà các chuyên gia y tế nước ngoài đang nghiên cứu.

Bên cạnh việc tiêm 2 loại vaccine khác nhau, một số nước, trong đó có Thái Lan và Chile, cũng đang cân nhắc tiêm liều tăng cường cho những người đã đủ 2 mũi vaccine để nâng cao khả năng miễn dịch nhằm đối phó với các biến thể mới của virus.

Theo chiến lược mới, mũi tiêm đầu tiên có thể là vaccine của AstraZeneca, kế đến là của hãng Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, và liều tăng cường có thể là của Novavax.

Với những thử nghiệm bước đầu trên, giới khoa học cho rằng về ngắn hạn, việc kết hợp tiêm các loại vaccine khác nhau có thể là giải pháp tình thế nên được cân nhắc, trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nguồn cung vaccine đang ảnh hưởng tới tiến độ tiêm chủng ở nhiều nước.

Còn về lâu dài, vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu và đánh giá khả năng bảo vệ thực tế của mô hình tiêm kết hợp vaccine này. Các nghiên cứu sẽ phải tập trung theo dõi các nhóm lớn được tiêm hai loại vaccine kết hợp, đối chiếu với nhóm tiêm một loại để đưa ra đánh giá cụ thể.

Các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu những biến thể của virus SARS-CoV-2 có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các loại vaccine khác nhau. Về lâu dài, các nhà sản xuất cũng sẽ phải nghiên cứu điều chỉnh để vaccine có thể ứng phó tốt với các biến thể mới.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

17 nhà sáng tạo nội dung lọt TOP đề cử tại TikTok Awards Việt Nam 2024, họ là ai?

17 nhà sáng tạo nội dung lọt TOP đề cử tại TikTok Awards Việt Nam 2024, họ là ai?

Khám phá thiết kế chần bông trên lụa ở 'Chấm nhỏ - Tiny Dots'

Khám phá thiết kế chần bông trên lụa ở 'Chấm nhỏ - Tiny Dots'

HEINEKEN Việt Nam thúc đẩy văn hóa “Uống có trách nhiệm”

HEINEKEN Việt Nam thúc đẩy văn hóa “Uống có trách nhiệm”

Phiêu du show: Trải nghiệm âm nhạc nhiều cảm xúc, sống lại ký ức xưa

Phiêu du show: Trải nghiệm âm nhạc nhiều cảm xúc, sống lại ký ức xưa

 Be Group chính thức ra mắt beGiúpviệc

 Be Group chính thức ra mắt beGiúpviệc

Ngành TT&TT chủ động ứng phó với Bão YINXING

Ngành TT&TT chủ động ứng phó với Bão YINXING

Ra mắt tập 3 và 4 bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt tập 3 và 4 bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' có chủ đề Hà Nội - Một trái tim hồng

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' có chủ đề Hà Nội - Một trái tim hồng

FPT Techday 2024 sẽ hé mở nhiều bất ngờ thú vị

FPT Techday 2024 sẽ hé mở nhiều bất ngờ thú vị

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Tin mới cập nhật

Keysight và Adi hợp tác cùng phát triển phương pháp đo kiểm GMSL

Keysight và Adi hợp tác cùng phát triển phương pháp đo kiểm GMSL

 Công nghệ thông minh chấm dứt cơn khát của 'Bọ cửa máy bay'

Công nghệ thông minh chấm dứt cơn khát của 'Bọ cửa máy bay'

Black FireDay: Sale Bỏng Tay - Chốt Mua Ngay

Black FireDay: Sale Bỏng Tay - Chốt Mua Ngay

Keysight hợp tác với Siemens EDA để hỗ trợ các thiết kế vô tuyến thế hệ tiếp theo

Keysight hợp tác với Siemens EDA để hỗ trợ các thiết kế vô tuyến thế hệ tiếp theo

Thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Vingroup chính thức thành lập Công ty Cổ phần VinRobotics

Vingroup chính thức thành lập Công ty Cổ phần VinRobotics

Mobifone tiếp tục lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Mobifone tiếp tục lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

An ninh mạng tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

An ninh mạng tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

Hệ sinh thái 'Người - Xe - Nhà' của Xiaomi giúp thúc đẩy đà tăng trưởng

Hệ sinh thái 'Người - Xe - Nhà' của Xiaomi giúp thúc đẩy đà tăng trưởng

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024

Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024

Tin đọc nhiều

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

Pythaverse đổi mới giáo dục STEM với AI và Metaverse tại Robothon Quốc tế 2024

17 nhà sáng tạo nội dung lọt TOP đề cử tại TikTok Awards Việt Nam 2024, họ là ai?

17 nhà sáng tạo nội dung lọt TOP đề cử tại TikTok Awards Việt Nam 2024, họ là ai?

HEINEKEN Việt Nam thúc đẩy văn hóa “Uống có trách nhiệm”

HEINEKEN Việt Nam thúc đẩy văn hóa “Uống có trách nhiệm”

Phiêu du show: Trải nghiệm âm nhạc nhiều cảm xúc, sống lại ký ức xưa

Phiêu du show: Trải nghiệm âm nhạc nhiều cảm xúc, sống lại ký ức xưa

Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9

Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9

'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội

'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội

6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON

6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON

Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore

Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore

Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót

Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019