Bản tin cổ phiếu công nghệ 27/8: Trị giá công ty công nghệ Trung Quốc rớt 'thảm hại'
Bản tin cổ phiếu công nghệ 27/8, sau những chính sách cứng rắn của chính quyền Bắc Kinh đã đẩy các nhà đầu tư bán tháo các mã có giá trị tới 1.500 tỉ USD là nguyên nhân khiến các công ty công nghệ Trung Quốc rớt giá "thảm hại" trên thị trường chứng khoán.
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 26/8: Nasdaq Composite 'thăng hoa' nhờ vào Big Tech
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 25/8: Đà tăng rõ rệt tại Trung Quốc
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 24/8: Lỗi của GM đã 'thổi bay' 10% giá trị của LG Chem
Bản tin cổ phiếu công nghệ 27/8, chỉ số Hang Seng rớt 2.7%. Chỉ số này chịu sức ép lớn từ gã khổng lồ công nghệ Kuaishou Technology và công ty sản xuất linh kiện điện tử AAC Technologies Holdings. Cả hai cổ phiếu đều giảm hơn 13% vì lợi nhuận không đạt kỳ vọng.
Làn sóng bán tháo diễn ra sau khi Chính phủ Trung Quốc áp quy định mới lên các công ty giáo dục trong tháng trước. Đây là yếu tố chính châm ngòi cho đợt bán tháo 1,000 tỉ USD cổ phiếu Trung Quốc trên toàn cầu.
Nhà đầu tư lo ngại thậm chí với mức giảm mạnh vừa qua, nhà đầu tư vẫn chưa cảm thấy hấp dẫn, tâm lý vẫn còn khá mong manh và điều này có thể khiến lĩnh vực công nghệ lao dốc thêm.
Hang Seng - Chỉ số chứng khoán công nghệ của Trung Quốc ghi nhận ngày "đỏ lửa" trên thị trường.
Khối ngoại tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc, cổ phiếu công nghệ bị bán tháo 1,500 tỉ USD. “Sau cú hồi kỹ thuật trong vài ngày qua, thị trường đang mất đà giữa lúc nhà đầu tư chốt lời và theo dõi các quy định mới”, Daniel So, Chiến lược gia tại CMB International Securities ở Hồng Kông, cho hay.
Kuaishou ghi nhận khoản lỗ nặng hơn dự báo vì tăng chi tiêu để giữ lại người dùng. Số lượng người dùng hàng tháng và hàng ngày cũng giảm so với quý trước. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của Kuaishou đã lao dốc hơn 80% so với đỉnh tháng 2.
Trong khi đó, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm mạnh gần 2%, ghi nhận phiên giảm đầu tiên trong 4 ngày qua, khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của hãng rượu Kweichow Moutai (giảm tới 4.2%).
Đà giảm của ngành rượu chỉ là “đợt giảm tạm thời” sau đà tăng gần đây, Gu Xiangjun, Chuyên viên phân tích tại Capital Securities, cho hay.
Gần đây, sự biến động mạnh trên thị trường cũng thu hút sự chú ý của các giới chức cấp cao của Trung Quốc. Một quan chức cấp cao lên tiếng xoa dịu nỗi lo của nhà đầu tư về chiến lược “thịnh vượng chung” của Trung Quốc.
Han Wenxiu, quan chức cấp cao tại Ủy ban Tài chính và Kinh tế trung ương Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo rằng các cơ quan chức trách sẽ thúc đẩy lợi ích của tất cả mọi người và “làm miếng bánh lớn hơn và chia đều hơn”. Ông Han nói thêm rằng Trung Quốc sẽ tạo thêm cơ hội cho tất cả người dân trở nên giàu có.
Tận dụng tình thế Nhà đầu tư tổ chức tháo chạy, binh đoàn nhỏ lẻ bắt đáy trong vài ngày qua đã châm ngòi cho đà tăng của cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ sau đợt bán tháo kéo dài.
Với các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tại New York, nhà đầu tư nhỏ lẻ đã mua ròng hơn 400 triệu USD trong 5 phiên vừa qua, theo Vanda Research.
Làn sóng bắt đáy đã đẩy chỉ số Nasdaq Golden Dragon China – theo dõi các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết ở Mỹ – tăng hơn 13% trong 4 phiên vừa qua. Đây là chuỗi tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 6/2021, khi Bắc Kinh áp thêm quy định lên lĩnh vực công nghệ và giáo dục.
“Kể từ khi giới chức áp thêm quy định, binh đoàn nhỏ lẻ cũng tăng cường bắt đáy, cung cấp thanh khoản cho nhà đầu tư tổ chức muốn thoát hàng”, Ben Onatibia, Chiến lược gia cấp cao tại Vanda, cho biết trong báo cáo.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận