Tại sao thời công nghệ số mà vẫn còn địa phương cấp giấy đi làm một cách thủ công?
Đó là câu hỏi Bộ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra trong buổi phát động phong trào “Ngành Thông tin và Truyền thông đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, diễn ra vào chiều 7/9.
- Bộ trưởng Bộ TTTT kêu gọi Ngành ICT hành động vì người nghèo
- Bộ TT&TT chuyển nhiệm vụ về chuyển đổi số từ Vụ CNTT sang Cục Tin học hóa
- Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua đặc biệt
Toàn cảnh hội nghị phát động phong trào thi đua của Bộ TT&TT. Ảnh: Thảo Anh
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực chống dịch
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá việc phát động phong trào thi đua đặc biệt được tổ chức kịp thời, khơi gợi truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nỗ lực vượt khó khăn của toàn thế cán bộ công chức, viên chức, người lao động của ngành TT&TT để góp phần cho đất nước vượt qua đại dịch Covid-19.
Bộ trưởng cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi cần lời giải đáp cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành. Bộ trưởng cũng khẳng định, những lúc khó khăn thì lại rất cần đến thi đua: “Vì khó hơn thì mới cần đến thi đua, thi đua là để làm tốt hơn. Đơn vị bạn làm tốt ta sẽ làm tốt hơn. Đơn vị bạn nhìn ta làm tốt hơn thì sẽ thi đua làm tốt hơn. Đó là vòng quay không ngừng nghỉ của thi đua. Nhiều việc khó hơn và nhiều mục tiêu cao hơn là chúng ta tự đặt ra cho mình”.
“Các em học sinh phải học online nhưng không có sóng di động, không có Internet, không có máy tính, không đủ tiền trả cước viễn thông. Thủ tướng Chính phủ sẽ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” vừa là để học trực tuyến vừa là để thúc đẩy xã hội số. Vậy, ngành ta sẽ làm gì?”
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Tại sao thời công nghệ số mà vẫn còn địa phương vẫn cấp giấy đi làm một cách thủ công?" Ảnh: Thảo Anh
“Covid là cú huých thúc đẩy cả xã hội chuyển nhanh sang môi trường số nên nhu cầu về dung lượng nhất là mạng thông tin di động sẽ tăng cao. Vậy bao giờ chúng ta mới cấp được tần số 4G, 5G cho các nhà mạng?”
“Trung tâm công nghệ phòng chống Covid quốc gia đã huy động công sức của hàng ngàn người, đã huy động hàng chục ngàn máy tính ảo, tất cả là sự đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp. Vậy nhưng các nền tảng này đã dùng chung, đã kết nối, đã chia sẻ dữ liệu ở tất cả các tỉnh chưa? Tại sao thời công nghệ số mà vẫn còn địa phương vẫn cấp giấy đi làm một cách thủ công?”
“Chúng ta đang nói nhiều đến TMĐT, đến kinh tế số là động lực thúc đẩy chính nhưng chúng ta có sàn TMĐT nội địa nào đủ lớn không? Là đất nước có tới 60% dân số sống ở nông thôn nhưng chúng ta có sàn TMĐT nào cho bà con nông dân không?”
Bộ trưởng cho biết những câu hỏi đó và hàng loạt câu hỏi khác nữa sẽ kích hoạt phong trào thi đua của ngành TT&TT trong năm nay.
“Tôi mong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành tiếp tục có nhiều đề xuất sáng tạo, chung tay, góp sức chia sẻ đồng hành cùng đất nước vượt qua đại dịch”, Bộ trưởng nói.
Toàn ngành nỗ lực vượt mọi khó khăn trong phòng, chống dịch
Toàn ngành nỗ lực vượt mọi khó khăn trong phòng, chống dịch Thứ trưởng Phan Tâm thay mặt lãnh đạo Bộ phát động: phong trào thi đua đặc biệt này phải đảm bảo được hai yêu cầu: Triển khai sâu rộng, đồng bộ trong toàn ngành, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; Phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu, những cách làm hay trong trong việc thực hiện “mục tiêu kép”.
Thứ trưởng Phan Tâm phát động phong trào thi đua đặc biệt tới toàn ngành TT&TT. Ảnh: Thảo Anh
Cục trưởng Cục Tin học hoá thẳng thắn nhìn nhận: “Đến nay, các nền tảng công nghệ phòng, chống Covid vẫn chưa so sánh được với các ứng dụng và dịch vụ công nghệ phổ biến trên thị trường. Đây cũng là điểm yếu chung mà các dịch vụ số cung cấp tại các cơ quan Nhà nước, thường ít quan tâm đến trải nghiệm người dùng, chưa thân thiện và chưa dễ sử dụng. Đây là khó khăn mà chúng tôi phải vượt qua thì mới đạt mục tiêu”.
“Một số nơi còn dè dặt, thế nên đây là rào cản mà chúng tôi đã phải cố gắng vượt qua trong giai đoạn vừa rồi, đã thành công nhất định ở một số địa phương và chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng”. Để triển khai rộng cho người dân thì cần phải có niềm tin, có nhận thức đúng về vai trò của công nghệ. Trong khi các công cụ và nền tảng công nghệ mới đưa ra trong một thời gian ngắn và chưa đạt được sự hoàn thiện nhất định do đó, chưa có sự tin tưởng hoàn toàn để áp dụng.
Sau một thời gian các nền tảng chống dịch còn trùng lặp, dữ liệu phân tán do phải tận dụng nguồn lực từ nhiều doanh nghiệp, Trung tâm công nghệ đã dần hợp nhất, liên thông dữ liệu để giải quyết được khó khăn nói trên.
Trung tâm công nghệ phòng chống Covid Quốc gia là minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ giữa giữa các ngành ở cấp trung ương; các Tổ công nghệ phòng chống Covid-19 thể hiện sự hợp tác chặt chẽ ở cấp địa phương. Qua đó hình thành được mạng lưới công nghệ thống nhất từ trung ương đến địa phương.
“Các nền tảng công nghệ triển khai cho toàn dân trong thời gian qua sẽ là nền móng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số và góp phần nâng cao nhận thức của người dân”, ông Công Anh nói.
Hoạt động triển khai các giải pháp, nền tảng công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh ở các địa phương trong thời gian qua cũng là một cách làm mới trong triển khai chuyển đổi số.
Hội nghị phát động được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới nhiều điểm cầu. Ảnh: Thảo Anh
Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh Lê Ngọc Hân chia sẻ, trong công tác phòng, chống dịch, tỉnh này luôn coi công nghệ là giải pháp sống còn trong phòng chống dịch ngay cả khi tỉnh đang ở trạng thái an toàn.
Sở TT&TT Quảng Ninh luôn nêu cao tinh thần ý thức trách nhiệm ở các mặt trận thông tin tuyên truyền, vận hành và cả sáng tạo các nền tảng công nghệ phòng chống dịch. Đồng thời, tận dụng tốt cơ hội này để chuyển đổi số trên địa bàn.
Ông Ngô Vĩnh Quý, Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions cho hay đơn vị đã triển khai hàng loạt các hoạt động hỗ trợ, trong đó phải kể đến các nền tảng công nghệ đang được sử dụng rộng rãi như: Nền tảng Tiêm chủng Covid-19 Quốc gia; Hệ thống khai báo y tế toàn dân; Nền tảng quản lý camera giám sát các khu cách ly hay góp phần trong triển khai kết nối 100% đến tuyến xã, phường phục vụ hoạt động tư vấn khám chữa bệnh từ xa và tư vấn bệnh nhân Covid-19.
Ông Quý cũng khẳng định với tinh thần, trách nhiệm, toàn thể cán bộ của đơn vị luôn sẵn sàng tinh thần cống hiến, tinh thần chiến đấu hết mình để thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đồng thời, cam kết dành mọi nguồn lực tốt nhất để thực hiện các nghiệp vụ phòng chống dịch, giúp cho Chính phủ sớm đưa đất nước đến trạng thái bình thường mới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong đợt dịch thứ 4 bùng phát và gây nhiều tổn hại, ngành TT&TT đã góp nhiều công sức trong phòng chống dịch bệnh. Trong đó phải kể đến công tác thông tin tuyên truyền trong phòng chống dịch, gói hỗ trợ viễn thông hơn 10.000 tỷ đồng; Xây dựng Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia hay kịp thời, khẩn cấp 500.000 gói quà an sinh cho hàng trăm nghìn người vô gia cư tại TP.HCM…
Theo Tạp chí Điện tử / Nguồn ictnews
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận