Âm nhạc của Mozart có tác động tích cực lên não của người mắc bệnh động kinh
Trong một nghiên cứu công bố của các nhà khoa học mới đây cho biết, bản Sonata cho 2 đàn Piano cung Rê trưởng K.448 của thiên tài âm nhạc Mozart đã có tác động giảm các biến động trong não của các bệnh nhân mắc chứng động kinh.
- Đài Loan ra ứng dụng giám sát người bị cách ly, phạt tối đa 766 triệu đồng nếu vi phạm
- Hai câu hỏi cần được các nhà khoa học trả lời khi chữa trị trong đại dịch COVID-19
- Lần đầu tiên trên thế giới chuyển đổi sóng não thành lời nói
Theo nghiên cứu trên cho biết, bản Sonata cho 2 đàn Piano cung Rê trưởng K.448 của thiên tài âm nhạc Mozart có thể xoa dịu tình trạng động kinh của não bộ. “Chìa khóa” sức mạnh trị liệu của bản sonata này nằm ở giai điệu tạo ra cảm giác ngạc nhiên.
Cụ thể, nghiên cứu trên được thực hiện với 16 bệnh nhân nhập viện vì chứng động kinh không đáp ứng thuốc đã củng cố hy vọng rằng âm nhạc có thể trở thành một trong số các phương pháp điều trị không xâm lấn.
"Sức mạnh" trong âm nhạc của nhà soạn nhạc thiên tàiMozart đang gây bất ngờ với cả giới khoa học.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã bật từng đoạn của bản sonata trên cho những bệnh nhân được cấy cảm biến trong não để theo dõi sự xuất hiện của IED – các biến động ngắn nhưng có hại cho não xuất hiện trong các cơn động kinh.
Qua đó, họ nhận thấy IED của người bệnh giảm sau khoảng 30 giây nghe nhạc, đặc biệt ghi nhận các tác động đáng kể ở nhiều khu vực não bộ có liên quan tới cảm xúc. Ở các quãng chuyển tiếp giữa các đoạn nhạc, kéo dài từ 10 giây trở lên, họ nhận thấy các tác động thậm chí lớn hơn nhiều.
Đồng tác giả công trình nghiên cứu trên, nhà nghiên cứu Robert Quon Đại học Dartmouth, nhấn mạnh các phát hiện trên cho thấy các đoạn nhạc dài hơn có thể tạo ra dự cảm - và sau đó phản ứng với dự cảm này theo cách bất ngờ “tạo ra phản hồi tích cực”.
Nghiên cứu tiếp theo đã kiểm tra các tác dụng của bản sonata K448 đối với nhiều chức năng và các rối loạn khác của não bộ, trong đó có chứng động kinh.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chia nhỏ các trường đoạn dựa trên cấu trúc bản nhạc mà nhóm nghiên cứu mô tả là "được tổ chức theo các chủ đề có giai điệu tương phản, mỗi chủ đề lại có sự hài hòa cơ bản của riêng nó".
Để tiến hành so sánh, nhóm nghiên cứu đã cho các bệnh nhân nghe một tác phẩm khác của nhà soạn nhạc Richard Wagner trong khoảng 90 giây. Tác phẩm này có đặc điểm là thay đổi hòa âm nhưng "không có giai điệu dễ nhận biết".
Họ nhận thấy hoạt động não bộ của bệnh nhân không có bất kỳ sự thay đổi nào khi tiếp xúc với các kích thích thính giác khác hoặc các bản nhạc không phải là bản sonata K448 - thậm chí đó là những bản nhạc mà họ yêu thích.
Sau nghiên cứu này giới y học có thể tìm kiếm ra một giải pháp chữa bệnh động kinh không xâm lấn bằng âm nhạc.
Nghiên cứu cũng lưu ý rằng có thể sử dụng các đoạn nhạc được chọn lọc kỹ lượng khác để tiến hành thêm nhiều thử nghiệm cũng như đưa ra so sánh nhằm xác định rõ hơn các thành phần trị liệu của bản sonata K448.
Nhà nghiên cứu Robert Quon cho biết ông và các cộng sự hy vọng trong tương lai có thể xác định được thể loại âm nhạc “chống động kinh” và sử dụng "liều thuốc tinh thần" này để cải thiện cuộc sống của người bệnh.
Thiên tài soạn nhạc Mozart sáng tác bản Sonata cho 2 đàn Piano cung Rê trưởng K.448, vào năm 1781, khi ông 25 tuổi. Bản sonata này có tiết tấu nhanh theo mô hình sonata truyền thống, với ba phần.
Kể từ năm 1993, giới khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về giả thuyết “hiệu ứng Mozart” mà bản nhạc cổ điển này mang lại khi làm tăng các hoạt động tích cực của não nhiều hơn so với những thể loại nhạc khác.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận