Lần đầu tiên trên thế giới chuyển đổi sóng não thành lời nói
Đó là kết quả của nghiên cứu trên người đàn ông 36 tuổi bị đột quỵ làm mất khả năng nói, thết bị kết nối giữa não bộ với máy tính thông qua một điện cực mật độ cao được cấy vào vỏ não để giải mã sóng não của đối tượng nghiên cứu thành giọng nói.
- Audio Pro giới thiệu loa G10 thông minh, điều khiển bằng giọng nói
- Giải pháp mới cho chăm sóc khách hàng từ tổng đài tự động tương tác bằng giọng nói.
- Điều khiển bằng giọng nói ba miền trên tivi Sanco
Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển một thiết bị thành công chuyển sóng não của một người bại liệt thành lời nói hoàn chỉnh. Thông tin này vừa được công bố trên tạp chí Y học New England ngày 15/7.
Thiết bị này đươc phát triển trong quá trình các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California San Francisco (UCSF) khởi động một nghiên cứu mới tên tên gọi Giao diện máy tính-não bộ khôi phục chức năng cánh tay và giọng nói và đối tượng tham gia nghiên cứu được giới thiệu là BRAVO1 là một người đàn ông 36 tuổi. Người này đã bị đột quỵ vào năm 20 tuổi, dẫn tới biến chứng mất khả năng nói.
Thử nghiệm này đã có thể giải mã chính xác tới 75% nội dung mà đối tượng thí nghiệm muốn truyền tải.
Kể từ sau khi bị đột quỵ, BRAVO1 đã gặp khó khăn trong cử động đầu, cổ và chân tay và giao tiếp được thực hiện thông qua thiết bị nối giữa thiết chụp đầu, thiết bị kẹp đầu ngón tay và màn hình vi tính.
Các nhà nghiên cứu đã làm việc với BRAVO1 để phát triển kho từ vựng 50 từ với những từ ngữ thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của anh ấy như "nước", "gia đình" và "tốt". Sau đó, BRAVO1 được phẫu thuật cấy 1 điện cực mật độ cao lên vỏ não vận động lời nói của anh ấy.
Trong vài tháng tiếp theo, nhóm đã ghi lại hoạt động thần kinh của BRAVO1 khi anh đã cố gắng nói 50 từ và sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân biệt các mẫu câu trong dữ liệu và liên kết chúng với các từ.
Để kiểm tra thiết bị hoạt động, các nhà nghiên cứu đưa cho BRAVO1 những cấu trúc câu được xây dựng từ bộ từ vựng và ghi lại kết quả trên màn hình. Các nhà nghiên cứu sau đó gợi ý những câu hỏi để nhận được hồi đáp từ anh ấy như "Hôm nay anh thế nào?" và "Anh có muốn uống chút nước không?" mà anh ấy có thể trả lời bằng những câu trả lời như "Tôi rất tốt", và "Không, tôi không khát".
Hệ thống giải mã đạt 18 từ/phút với độ chính xác trung bình lên tới 75%. Chính chức năng "tự động sửa" của thiết bị đã góp phần và thành công của hệ thống giải mã này.
Nhà thần kinh học Edward Chang, đồng tác giả nghiên cứu, đánh giá đây là minh chứng thành công đầu tiên về sự giải mã trực tiếp hoạt động não của một người bị liệt và không thể nói, thành câu hoàn chỉnh. Đây là bước tiến đột phá về kỹ thuật thần kinh và cho thấy công nghệ tiến bộ, như điện cực thiết diện nhỏ có thể giúp cải thiện độ chính xác hơn nữa.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận