Chợ trầu cau tại Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: economist.com
Chính quyền Trung Quốc nêu rõ 'Chúng ta phải khẩn trương tổ chức kiểm tra, xử lý để đảm bảo các yêu cầu được thực hiện. Chúng ta nên bảo vệ lợi ích của người dân và tạo ra một môi trường giao tiếp tốt', thông báo viết.
Ở châu Á, người dân thường cuộn lá trầu không bên ngoài miếng cau, có thể quết thêm chút vôi tôi tùy theo địa phương, để tăng hương vị khi nhai. Nhưng ở Trung Quốc, món này không cần cuộn lá trầu.
Quả cau thường được so sánh với chất caffeine, thuốc lá và rượu về khả năng gây kích thích cùng ảo giác nhẹ ngắn hạn khi sử dụng. Chúng hoàn toàn có tính chất gây nghiện. Chất arecoline trong quả cau sẽ kích thích các thụ thể trong não, gây ra chứng nghiện nicotine.
Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đưa hạt cau vào nhóm số một trong danh sách các chất gây ung thư, có nghĩa là đã có đầy đủ bằng chứng chứng minh nó là chất gây ung thư cho con người.
Hạt cau cũng là một loại thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc, được cho là có tác dụng cải thiện đường ruột hoặc trị cảm lạnh.
Tuy nhiên, bản chất gây ung thư của cau đã quá rõ ràng. Những con số thống kê về bệnh ung thư do nhai trầu cau là bằng chứng rõ nhất. Tạp chí Lancet cho biết khi kiểm tra 8.222 người bị ung thư khoang miệng tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện 90% bệnh nhân có thói quen ăn trầu cau.
Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu CNKI của Trung Quốc cho biết tỉ lệ ung thư miệng tại Hồ Nam – thủ phủ sản xuất trầu cau ở Trung Quốc – cao hơn 30% so với các khu vực còn lại.
Báo cáo của Lancet kêu gọi chính phủ Trung Quốc hạn chế quảng bá hình ảnh ăn trầu cau như một bước tiến tới lệnh cấm triệt để hơn đối với hạt cau trong tương lai. Họ thừa nhận rằng các chính sách như vậy sẽ gây hại cho nông dân cùng các bên liên quan khác trong ngành sản xuất, nhưng việc hạn chế dùng hạt cau để bảo vệ sức khỏe là quan trọng hơn cả.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận