Chương trình diễn đàn công nghệ và năng lượng Việt Nam 2021
Diễn đàn Công nghệ và năng lượng Việt Nam 2021 được tổ chức từ ngày 30/11 - 2/12 với sự phối hợp của Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cùng với sự đồng hành của các đơn vị: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).
- PV GAS nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hạ tầng để nhập khẩu LNG từ năm 2022
- Cán bộ công nhân viên EVNNPT đóng góp 3 tỉ đồng ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19
- PVN sở hữu tới 5 trong số 124 Thương hiệu quốc gia năm 2020
Để góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội nhằm hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 đồng thời triển khai các cam kết quốc tế về phát triển năng lượng xanh ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tiếp tục triển khai, hưởng ứng thực hiện định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị đưa ra nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức chuỗi sự kiện về công nghệ và năng lượng gồm hai chương trình “Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021” và “Hội nghị Năng lượng gió Việt Nam - Vietnam Wind Power 2021” từ 13h ngày 30/11 – 2/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.
Chương trình có sự đồng hành của các đơn vị: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).
Chương trình giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang có nhiều phát triển mạnh mẽ; Tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước,...nhằm xây dựng hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng bền vững
Đưa lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong năng lượng trở thành một lĩnh vực đóng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường; Hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm hoạt động quản lý nhà nước, quản lý trong các doanh nghiệp, trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội,... Đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, chú trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực; Vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mỗi hộ gia đình; Từng bước tiếp nhận, chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến nhập khẩu, xây dựng và phát triển năng lực nội sinh về công nghệ trong doanh nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng làm nền tảng phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng, tiến đến phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ngang tầm khu vực và thế giới.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận