Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 11/1: Thị trường 'ảm đạm'
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 11/1, tín hiệu giao dịch trong phiên sáng đang nghiêng hẳn về phía các mã giảm khiến cho các chuyên gia cùng chung nhận định thị trường sẽ ảm đạm trong phiên giao dịch tới đây.
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 10/1: VN-Index duy trì đà tăng
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 30/12: VN-Index duy trì mốc tích luỹ
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 5/1: VN-Index dao động nhẹ
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 11/1, VN-Index xuất hiện cây nến có bóng dưới dài (long lower shadow) sau khi về test lại đường Middle của dải Bollinger Bands. Đường này vẫn sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số tiếp tục xuất hiện điều chỉnh.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán và hiện đang về test lại mức 80. Chỉ báo MACD đã đảo chiều mạnh, nếu tín hiệu bán xuất hiện ở chỉ báo này thì rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao hơn.
Nếu đường Middle được giữ vững thì tình hình sẽ chưa quá tiêu cực. Tuy nhiên, trong trường hợp VN-Index rơi xuống dưới hỗ trợ này thì đường SMA 50 ngày và trendline tăng dài hạn sẽ là hỗ trợ quan trọng.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều của HNX-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 11/1, HNX-Index biến động giằng co với mẫu hình nến Doji. Điều này cho thấy sự phân vân của nhà đầu về triển vọng của thị trường tại ngưỡng Fibonacci Projection 38.2%.
Chỉ báo MACD chững lại đà tăng trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator duy trì đà giảm thể hiện xu hướng tăng đang suy yếu. Vùng 460-470 điểm (đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 11/2021) sẽ là hỗ trợ mạnh cho chỉ số nếu nhịp điều chỉnh vẫn xuất hiện.
Chốt phiên giao dịch sáng 11/1, chỉ số VN-Index tăng 2,64 điểm (0,18%) lên 1.506,35 điểm. Toàn sàn có 155 mã tăng, 284 mã giảm và 48 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,37 điểm (0,08%) lên 483,26 điểm. Toàn sàn có 76 mã tăng, 130 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCOM-Index tăng 0,56 điểm (0,49%) lên 114,85 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh cả 3 sàn đạt gần 21.600 tỉ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE là 18.299 tỉ đồng. Khối ngoại mua ròng nhẹ trên cả 2 sàn giao dịch trong đó, dòng vốn ngoại mua ròng khoảng 25 tỉ đồng ở sàn HOSE.
Đáng chú ý, tại nhóm cổ phiếu đầu cơ “họ” FLC, hiện FLC và AMD đã tạm thoát sàn trong khi KLF, HAI và ROS vẫn trong trạng thái nằm sàn trắng bên mua.
Đà lao dốc của nhóm cổ phiếu này diễn ra trong bối cảnh Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý việc Chủ tịch Tập đoàn FLC giao dịch cổ phiếu mà không đăng ký, không công bố thông tin trước giao dịch.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận