Các doanh nghiệp có lợi nhuận "bốc hơi" sau kiểm toán
Chưa kịp vui mừng sau khi báo lãi quý II/2020, loạt doanh nghiệp vừa chứng kiến các khoản lãi kể trên "bốc hơi" trở lại sau khi kiểm toán vào cuộc.
- Bộ Công an cảnh báo rủi ro khi đầu tư vào Công ty Tài chính ERG
- Bộ Tài chính đề xuất gia hạn tiền nộp thuế và thuê đất lên 80.000 tỷ
- Bộ Tài chính: Nhà đầu tư cần cẩn trọng với trái phiếu phát hành riêng lẻ
Ảnh minh họa.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của Tập đoàn Đất Xanh (DXG), sau soát xét, DXG đã bất ngờ ghi nhận lỗ ròng hơn 488 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm trong khi con số này ở báo cáo tài chính tự lập có lãi hơn 38 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất chuyển từ khoản lãi trăm tỷ sang thua lỗ gần 374 tỉ đồng.
Nguyên nhân theo DXG là do trong quá trình kiểm toán, công ty kiểm toán xác định khoản chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư LDG (LDG) là sự kiện phát sinh sau niên độ và yêu cầu DXG phải trích lập dự phòng trên 526 tỉ đồng.
Tương tự, tại báo cáo tài chính soát xét công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2020, Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (VEC) báo lỗ gần 4,5 tỉ đồng - cao hơn đáng kể so với con số lỗ 1 tỉ đồng trong báo cáo tự lập.
Một doanh nghiệp khác là CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF) sau soát xét, các khoản chi phí của KLF đều ghi nhân chênh lệch tăng so với trong báo cáo công ty tự lập trong đó đáng kể nhất là chi phí tài chính tăng 129% từ 10,6 tỉ đồng lên hơn 24 tỉ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 96% từ 4,4 tỉ đồng lên 8,7 tỉ đồng nên kết quả lợi nhuận sau thuế giảm từ 21,2 tỉ đồng xuống chỉ còn 5,5 tỉ đồng sau nửa đầu năm 2020.
Cũng như vậy, sau soát xét, lãi ròng hợp nhất nửa đầu năm 2020 của Tập đoàn Thành Nam (TNI) cũng ghi nhận giảm từ hơn 5 tỉ đồng xuống còn gần 976 triệu đồng (giảm tương đương 81%). Nguyên nhân chính là do lãi gộp của Công ty giảm gần 5 tỉ đồng, tương đương giảm 15% trong khi chi phí tài chính tăng 16%, tương đương tăng gần 3 tỉ đồng sau soát xét.
Ngoài ra, một doanh nghiệp khác cũng có lãi giảm đáng kể sau soát xét là CTCP Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB). Sau soát xét, GAB lãi ròng chỉ hơn 550 triệu đồng (giảm 61% so với con số mà GAB đưa ra tại báo cáo tự lập trước đó).
So với trong báo cáo tự lập, doanh thu tài chính 6 tháng của GAB chênh lệch giảm 42%, đồng thời chi phí bán hàng tăng 17%.
Đối với báo cáo tài chính bán niên 2020 sau soát xét của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà (SDU), do chi phí tài chính tăng thêm 76%, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể nên sau soát xét, lãi ròng của SDU chỉ còn vỏn vẹn 1 tỉ đồng, giảm 39% so với con số 1,77 tỉ đồng sau soát xét.
Bên cạnh việc lãi các doanh nghiệp giảm mạnh (thậm chí chuyển sang lỗ), kiểm toán cũng đã đưa thêm vấn đề đáng chú ý.
Mới nhất tại CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (TNS), kiểm toán từ chối đưa ý kiến với báo cáo tài chính bán niên 2020 của doanh nghiệp này. Đơn vị kiểm toán cho hay, tại ngày 30/6/2020, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vượt tài sản ngắn hạn 222,82 tỉ đồng. Lỗ lũy kế của Công ty là 203,03 tỉ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2,26 tỉ đồng. Tổng số nợ phải trả đã quá hạn thanh toán là 268,2 tỉ đồng...
Một doanh nghiệp thép khác là Cán thép Thái Trung (TTS) cũng gặp vấn đề tương tự khi tại thời điểm 30/6/2020, nợ ngắn hạn của TTS ghi nhận vượt quá tài sản ngắn hạn gần 356 tỉ đồng, lỗ lũy kế hơn 235 tỉ đồng tương ứng hơn 46% vốn góp của chủ sở hữu. Theo phía kiểm toán, sự kiện này cùng các vấn đề được nêu ở thuyết minh số 1 trong báo cáo cho thấy tồn tại các yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Trong báo cáo bán niên của CTCP Cấp nước Gia Định (GDW), kiểm toán nhấn mạnh đơn giá mua sỉ nước sạch từ Công ty mẹ - Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, áp dụng khi tính giá vốn trong nửa đầu năm nay chưa được Hội đồng Quản trị thông qua. Do đó, kết quả kinh doanh có thể bị thay đổi khi đơn giá mua sỉ nước được phê duyệt chính thức khác giá tạm tính.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận