Trái Đất đang tiến tới một cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Một nghiên cứu mới cho thấy tốc độ tuyệt chủng của các cá thể sống trên Trái Đất hiện tại có thể là tín hiệu của một cuộc đại tuyệt chủng mới. Số lượng các loài hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đã khiến nhiều nhà sinh thái học lập luận rằng chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng sinh học và nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
- Bướm chúa đang trên bờ vực của sự tuyệt chủng
- Loài thằn lằn lớn nhất thế giới Rồng Komodo đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn
- Vaquita - Động vật biển có vú quý hiếm nhất thế giới đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
Trong số những loài sinh vật đã từng sống trên Trái Đất, ước tính có 97% đã hoàn toàn tuyệt chủng. Tuy vậy, tốc độ tuyệt chủng diễn ra không đồng nhất trong mọi thời kì. Dựa vào dữ kiện hóa thạch, người ta nhận thấy tốc độ tuyệt chủng trên Trái Đất là từ 2 đến 5 họ động vật cả có xương sống và không xương sống tuyệt chủng sau 1 triệu năm. Thực tế có khoảng 5-20 sự kiện tuyệt chủng diễn ra trong 540 triệu năm gần đây.
Một cá thể Cóc vàng, được phát hiện lần đầu năm 1966 và đã hoàn toàn biến mất vào năm 1989 (ảnh minh họa).
Đã có năm cuộc đại tuyệt chủng lớn được các nhà khoa học công nhận trong suốt lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái Đất. Trong thời kỳ xảy ra tuyệt chủng hàng loạt, phần lớn sự đa dạng sinh học toàn cầu bị diệt vong nhanh hơn mức có thể thay thế được trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn trước đó là tuyệt chủng kỷ Ordovic-Silur (khoảng 440 triệu năm trước), tuyệt chủng kỷ Devon muộn (khoảng 365 triệu năm trước), tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias (khoảng 253 triệu năm trước), tuyệt chủng kỷ Trias-Jura (khoảng 201 triệu năm trước) và sự kiện cuối kỷ Creta (khoảng 66 triệu năm trước). Những sự kiện này liên quan đến những thay đổi mạnh mẽ trong khí hậu Trái Đất, chẳng hạn như sự thay đổi nhiệt độ bề mặt (cả nóng lên và lạnh đi), mưa axit, tác nhân vũ trụ (thiên thạch).
Cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên diễn ra vào cuối kỷ Creta dưới tác động của một tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất (ảnh minh họa).
Sự thay đổi khí hậu được phát hiện trong các đợt tuyệt chủng hàng loạt này có thể không phải là nguyên nhân duy nhất của các đợt tuyệt chủng, nhưng chúng tác động mạnh mẽ lên tốc độ tuyệt chủng của các loài. Bởi vì các cuộc khủng hoảng sinh học trước đây được kích hoạt bởi các vụ phun trào núi lửa, những sự thay đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng và toàn cầu. Trong nghiên cứu, tốc độ thay đổi môi trường là tác nhân quan trọng quyết định tốc độ tuyệt chủng cũng như quy mô của nó bởi vì trong thời gian khí hậu thay đổi chậm, động vật có thể di cư để tồn tại.
Lần đại tuyệt chủng thứ sáu khác với những lần trước bởi vì nó được thúc đẩy bởi sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra. Do tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra từ từ, thay vì đột ngột như trong lịch sử, chúng ta khó có thể thấy tỷ lệ tuyệt chủng quan sát được đáp ứng định nghĩa của một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 9 độ C là điều kiện cần thiết cho các vụ tuyệt chủng hàng loạt, ít nhất là cho đến năm 2500 theo kịch bản tồi tệ nhất với con số đỉnh điểm là 60 loài sẽ vĩnh viễn biến mất.
Chim Dodo, nạn nhân của sự kiện tuyệt chủng thứ 6 Holocene diễn ra sau Kỷ băng hà cuối cùng (ảnh minh họa).
Thêm vào đó, đa số các báo cáo tuyệt chủng thường chỉ để ý tới động vật có vú và chim, trong khi những loài không xương sống, cây cối và côn trùng thường không được quan tâm tới. Dẫn tới đánh giá thấp đáng kể tốc độ tuyệt chủng thực sự của các loài. Hiện tại, các hành động khác do con người thúc đẩy như chuyển đổi môi trường sống thông qua phá rừng, ô nhiễm, săn bắn quá mức và du nhập các loài không phải bản địa, đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy tốc độ tuyệt chủng của các loài.
Theo Tạp chí Điện tử.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận