Số hoá ngân hàng - Ai là người hưởng lợi nhiều nhất?
Bằng những đầu tư và nâng cấp mạnh mẽ nên chỉ trong một thời gian ngắn tỉ lệ tăng trưởng của ngân hàng số đã có mức tăng trưởng lên đến 40% và cũng nhờ đó mà định hướng thanh toán không tiền mặt đã được toàn dân tham gia cũng như hưởng ứng cao để đi sâu vào đời sống nhân dân.
- Áp dụng hoá đơn điện tử - Ngân hàng số hoàn thiện trong tầm tay người dùng
- Gen Z và xu hướng thanh toán không tiền mặt
- "Ngành ngân hàng sẽ có sứ mạng đi đầu về chuyển đổi số"
Theo Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (NHNN) Lê Anh Dũng cho biết, hiện có 95% ngân hàng đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số và các ngân hàng Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc nắm vững công nghệ 4.0 như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên hệ thống số.
Cụ thể, ngành ngân hàng bước đầu đã đầu tư 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đã thu được những thành quả rất tích cực. Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khi tỷ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn.
Quá trình số hoá ngân hàng của Việt Nam đang triển khai mang lại lợi ích thiết thực đến người dùng.
"Đại dịch COVID-19 đã rút ngắn chuyển đổi số ngành ngân hàng, cả ngân hàng và người dân đều được hưởng lợi điều này", ông Lê Anh Dũng cho biết.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng khẳng đinh, ngành ngân hàng là ngành đầu tiên đi trước một bước và việc đi trước đó thể hiện rõ nét nhất thông qua bước thử nghiệm trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19.
Ở thời điểm đó, theo ông Nguyễn Quốc Hùng rất khó để có thể dự đoán được mức độ nghiêm trọng của đại dịch, cũng không mấy ai hình dung được rằng các kế hoạch chuyển đổi số được thực hiện trước đây đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng doanh thu của nhiều ngân hàng, bất chấp đại dịch.
"Kết quả, trong thời kỳ giãn cách, người dân vẫn hoạt động bình thường, vẫn giao dịch thanh toán mua hàng hóa mà vẫn cách ly. Đấy là những kết quả tôi cho rằng nếu không chuyển đổi số thì không thể làm được. Lợi ích của người dân vừa rồi là minh chứng rất rõ ràng cho việc sử dụng dịch vụ số của ngân hàng’’, ông Nguyễn Quốc Hùng nói.
Đánh giá những mặt tích cực về việc chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, TS. Phạm Xuân Hòe cho rằng, NHNN đã có những bước chủ động, đi rất nhanh, sớm về mặt thể chế. Ví dụ như chính sách về trung gian thanh toán đã được đưa ngay vào tầm nhìn. Hằng năm, trong suốt giai đoạn trước, NHNN đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận chính sách để tìm ra những sáng tạo cho ngành, tạo ra nền tảng, cú hích rất lớn. Cả 3 trụ cột cho hoạt động dịch vụ ngân hàng, chuyển đổi số ngành ngân hàng đều được NHNN quan tâm thể chế hóa.
Người dùng cuối chính là đối tưởng hưởng lợi lớn nhất của quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Theo TS. Phạm Xuân Hòe, NHNN và các ngân hàng thương mại đều rất quan tâm đến chuyển đổi số và quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy, chuyển đổi quy trình, chính sách. Hiện nay 95% các nghiệp vụ về thanh toán cũng như tiền gửi về cơ bản được thực hiện qua công nghệ số và có những khách hàng cá nhân gần như giao dịch 100% qua công nghệ số.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng vẫn còn đối diện với một số khó khăn thách thức như hành lang pháp lý của Luật Giao dịch điện tử còn nhiều vướng mắc, và ngành ngân hàng đang vượt qua khó khăn để đáp ứng được yêu cầu, vừa đưa vào thực tế ứng dụng, vừa triển khai theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình chuyển đổi số, thời gian vừa qua xảy ra những chuyện như trục lợi, lừa đảo thông qua tin nhắn, hoặc mất tiền trong tài khoản. "Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp, kiến nghị với các bộ, ngành liên quan để có giải pháp phù hợp, đảm bảo người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán thông qua chuyển đổi số một cách an toàn hiệu quả", ông Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận