Dự báo giá vàng hôm nay 25/2: Giá tiếp tục leo cao do nhận được trợ lực từ COVID-19
Dự báo giá vàng hôm nay 25/2, những lo ngại dịch COVID-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu đang khiến vàng trở thành kênh đầu tư trú ẩn an toàn.
- Dự báo giá vàng tuần tới: Cơ hội cho "những cái đầu lạnh"
- Dự báo giá vàng tuần tới: "Bứt tốc" leo thang cùng giá thế giới
- Dự báo giá vàng tuần tới: Bứt phát mạnh mẽ do trợ lực từ COVID-19
Dự báo giá vàng hôm nay 25/2, mặc dù giá vàng trong nước liên tục biến động mạnh theo giá vàng thế giới, tuy nhiên thị trường mua bán vàng vẫn diễn ra bình thường.
Tính đến cuối giờ chiều 24/2, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC ở TP HCM ở mức 47,8 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 49 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, chính thức thiết lập mức giá kỷ lục mới trong nhiều năm trở lại đây.
Theo chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, những thông tin tiêu cực về tình hình dịch bệnh tại các nước lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước châu Âu và đặc biệt là Iran đã gây tâm lý lo ngại trên toàn cầu.
"Điều này tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa, chứng khoán và hoạt động của các doanh nghiệp. Lúc này vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn bên cạnh các kênh khác như trái phiếu chính phủ của Mỹ" vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Dự báo giá vàng hôm nay 25/2.
Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đang ở đỉnh cao nhất nhiều năm qua và có dấu hiệu sẽ tiếp tục tăng khi nhà đầu tư lo ngại dịch bệnh này. Thậm chí, giá vàng thế giới có thể vượt ngưỡng 1.700 - 1.800 USD/ounce trong tháng 3 và ngưỡng 2.000 USD/ounce trong năm 2020.
Đề cập về nguyên nhân của việc giá vàng trong nước tăng đột biến trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh TP HCM cũng cho rằng, giá vàng trong nước đang biến động theo đà tăng của giá vàng thế giới. Nguyên nhân giá vàng thế giới tăng chủ yếu là do lo ngại về dịch viêm phổi Covid-19 gây sức ép đến nền kinh tế toàn cầu.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, mặc dù giá vàng trong nước tăng mạnh nhưng giao dịch ngoài thị trường hiện vẫn khá trầm lắng. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán giao động trong khoảng từ 300.000 – 500.000 đồng/lượng trong những ngày qua cho thấy sức mua, bán vàng của thị trường vàng đã yếu và người dân không còn mặn mà với vàng.
Theo báo cáo của các đơn vị kinh doanh mua, bán vàng miếng, trong tuần từ 17-22/2, doanh số mua bán vàng miếng trên thị trường có xu hướng giảm. Ghi nhận mua bán ngoài thị trường chỉ ở mức thấp và nhỏ lẻ.
Trên thị trường trong nước, giao dịch mua, bán vàng miếng vẫn diễn ra bình thường. Giá vàng trong nước bám sát và nhiều thời điểm thấp hơn giá vàng quốc tế quy đổi.
Đại diện NHNN chi nhánh TP HCM cũng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết.
Nhờ việc đẩy mạnh các giải pháp quản lý, trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế. Tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát.
Theo các chuyên gia, tại thời điểm này giá vàng phụ thuộc vào rất nhiều biến số và rất dễ biến động. Do vậy, nếu muốn đầu tư, nhà đầu tư phải thật sự am hiểu về thị trường vàng, các chính sách của các nước... thì mới có thể hạn chế rủi ro.
Thêm vào đó, nhiều dự báo trước đó cho thấy, nếu các quốc gia nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, các quan hệ kinh tế thương mại trên toàn cầu tiếp tục được nối lại, kinh tế phục hồi thì giá vàng có thể giảm mạnh. Vì vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc thời điểm đầu tư cũng như chốt lời hợp lý để tránh rủi ro có thể xảy ra khi giá vàng biến động.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận