Thanh Hoá: Giám đốc Sở Tư pháp có trung thực trong kê khai hồ sơ bổ nhiệm lại chức vụ?
Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin của nhân dân.
- Bộ GD&ĐT: Các sở cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu cần thiết
- Masan hoàn thành công đoạn cuối cùng cho thương vụ "bom tấn" ngay ngày đầu năm mới 2020
- Chân dung tân Bí thư Thành uỷ Thanh Hoá Lê Anh Xuân
Sở Tư pháp Thanh Hoá. Ảnh: Internet
Theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đó là: “Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật.
Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng”; “Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác không nhất quán.
Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng gian dối, thiếu trung thực ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, vụ lợi. Tiếp đó là do cấp trên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị “mắc bệnh” hám thành tích; thiếu sát sao cơ sở; buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát…
Có thể nói, trong xã hội hiện nay nhiều người đang rất lo lắng về hành vi dối trá, thiếu trung thực, thói quen xấu đó đã lan ra thành một dịch bệnh nguy hiểm, gây ra tác hại nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực. Nhất là những cán bộ, đảng viên nằm trong hệ thống chính trị, trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin của nhân dân.
Tuy nhiên mới đây, theo phản ánh của bạn đọc về trường hợp ông Bùi Đình Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp Thanh Hóa kê khai trong hồ sơ bổ nhiệm lại chức vụ. Theo đó, ông Sơn đã không trung thực khi kê khai hồ sơ và có dấu hiệu giấu giếm về thông tin gia đình.
Cụ thể, theo phản ánh chị gái ruột của ông Bùi Đình Sơn là bà Bùi Thị Xuân, sinh năm 1959, ngày 4/8/2011 đã bị Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn xét xử, tuyên án về tội đánh bạc. Ngoài ra, bà Xuân còn bị Tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xét xử, tuyên án về tội chứa chấp và môi giới mại dâm.
Em vợ của ông Bùi Đình Sơn là Bùi Hữu Đạt, sinh năm 1982, ngày 31/10/2019 đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử, tuyên án 5 năm 2 tháng tù về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tuy nhiên, trong hồ sơ lý lịch mà ông Bùi Đình Sơn khai làm quy trình tái bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tư pháp lại không đề cập đến nội dung nói trên. Điều đó có nghĩa là ông Bùi Đình Sơn đã che giấu, không trung thực trong kê khai hồ sơ.
Ông Sơn cũng không đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 10/2019/TT-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ Tư pháp (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-10-2019-TT-BTP-tieu-chuan-chuc-danh-Giam-doc-Pho-Giam-doc-So-Tu-phap-Uy-ban-tinh-432856.aspx) “Bên cạnh việc kê khai không trung thực, cuối năm 2019, ông Bùi Đình Sơn còn bị UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm trong việc điều động, bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Thanh Hóa không đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ông Sơn không thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Sau khi tiếp nhận phản ánh, PV đã tiến hành tìm hiểu và xác minh thông tin nhằm làm rõ những thông tin liên quan đến sự việc nhưng ông Sơn đã lần khất nhiều lần không gặp. Vì vậy đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ bởi nếu một thủ trưởng đơn vị, một đảng viên lại không trung thực, bất chấp quy định như vậy sẽ khiến người dân bức xúc. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận