Cá tháng tư là ngày nào và vì sao chúng ta lại nói dối vào ngày cá tháng tư?
Vào ngày Cá tháng tư, người ta thường có những trò đùa hài hước, hóm hỉnh và những câu nói dối có một không hai. Vậy cá tháng tư là ngày nào, vì sao lại có ngày này?
- Không khí ngày lễ Quốc Khánh tại Hồ Gươm - Trái tim của thủ đô
- Ngày lễ tình nhân: "Bật mí" những lời tỏ tình khiến người ấy đổ gục
- 8/3: Chị em xúng xính áo dài trong Tuần lễ Áo dài Việt Nam 2020
Ngày cá tháng tư là ngày nào?
Ngày Cá tháng tư, còn gọi là ngày nói đùa, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước, là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau, và nhằm ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm.
Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tại một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.
Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau.
Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày nói dối 1/4). Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.
Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.
Tại Anh, một trò đùa tháng tư là bất ngờ la hét "April fool!" (trò lừa hay là kẻ ngốc tháng Tư) và người nghe sẽ là "kẻ ngốc tháng Tư". (Ảnh minh họa)
Vì sao lại có ngày cá tháng tư để nói dối?
Sự tích ngày Cá tháng Tư bắt nguồn như sau, ngày xửa ngày xưa, có một ngôi làng cổ tuổi đời nghìn năm, người làng đó nổi tiếng là thanh lịch nhưng cũng rất thích nói đùa, nói dóc.
Không chỉ người dân thích nói đùa, mà những vị chức sắc trong làng cũng rất thích nói... giỡn chơi. Có những câu nói đùa nói giỡn kinh điển mà sau hàng nghìn năm vẫn còn nổi tiếng.
Các vị chức sắc trong làng cổ ấy không chỉ biết nói đùa mà còn biết chọc ghẹo người dân bằng những hành động rất thiết thực. Dường như vị chức sắc nào cũng cố gắng nghĩ cho được những trò đùa hay ho để dân làng bất ngờ đến té ngửa. Một trong những sự vụ nổi tiếng nhất đã xảy ra hồi tháng 3 năm nảo năm nào...
Ai cũng biết ở vùng đó, thời tiết tháng 3 rất đỏng đảnh: sáng nắng, chiều mưa, giữa trưa gió nồm và hôm sau rét đậm... Có thể do thời tiết thất thường ấy đã khiến các vị chức sắc nổi hứng nghĩ ra một trò đùa ngoạn mục.
Vào một đêm tháng ba mưa phùn buồn thúi ruột, dân làng chùm mền ngon giấc, sáng hôm sau tỉnh dậy ai cũng tá hỏa khi hàng cây hai bên đường làng bị chặt trụi lủi, nhìn ngôi làng cứ như con gà rù vừa bị vặt lông vội vã.
Dân làng xôn xao bàn tán: Ai đã chặt cây? Chặt cây làm gì nhỉ? Sao không ai nói gì? Chặt rồi trời nắng biết làm sao? Bán lấy tiền ư? Hay là lâm tặc về làng? Hay là ma?..., cứ thế náo loạn hết cả.
Sự tích và nguồn gốc ngày Cá tháng Tư
Khi mọi người còn đang kinh ngạc thì các vị chức sắc lập tức bắc loa thông báo rằng đó chính là “siêu dự án” thay thế những cây xanh mục rỗng sắp chết. Một số bà con tò mò sờ mó tìm hiểu thì lại được phen té ngửa khi thấy cả những cây khỏe mạnh cũng bị... chém đẹp. Té ra là dân làng bị các quan làng cho quả đùa rất dễ thương.
Dù vậy nhưng dân làng vẫn vui mừng vì nghe quan làng bảo rằng cây trồng thay thế sẽ là loại cây đặc biệt quý hiếm: mùa xuân ra hoa đẹp lung linh hơn Anh Đào Nhật Bản, mùa hè nở hoa tím ngất ngây như Phượng Tím bên Úc, mua thu lá đỏ rực rỡ như cây phong Cannada, còn mùa đông đẹp lạnh lùng lãng mạn như hàng Bạch dương của Liên Xô Cũ... nói chung bốn mùa che bóng mát lạnh như Sapa và Đà lạt cộng lại.
Đùng một phát các vị chức sắc đem về trồng mấy cây loe ngoe như sào lùa vịt, hỏi ra mới biết đó là cây gỗ Ba Chỉ (nửa nạc nửa mỡ) rẻ tiền. Bị thêm quả đùa, dân làng vừa tức vừa buồn cười (buồn vẫn phải cười), có người muốn tìm hiểu nốt khâu chi phí xem có gì thú vị không? Ai dè, lần này không phải bất ngờ đến té ghế nữa.
Đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, dân làng thấy phục lăn khả năng chơi trò đùa của các quan làng, và họ bình chọn siêu dự án “thay cây” là trò đùa xuất sắc nhất mọi thời đại. Có một vài người kiện lên quan huyện, sau khi xem xét đầu đuôi, quan huyện cho rằng quan làng đùa như thế là quá đáng.
Sau khi quan làng kiểm điểm nghiêm túc (khác hẳn với mọi lần kiểm điểm không nghiêm túc), dân làng thống nhất rằng sau này việc trêu đùa nhau sẽ gom lại vào một ngày cho khỏe chứ không nên đùa cợt lung tung như trước.
Cuối cùng, mọi người đã thống nhất chọn ngày 1/4 là “Ngày nói dối”, hay còn gọi là ngày “Cá tháng tư”. Vào ngày này, mọi người được nói dối, trêu đùa nhau thỏa mái, vừa để vui vẻ vừa là để tưởng nhớ vụ đùa dai kinh điển xảy ra trong suốt... tháng 3 năm ấy.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận