Giá vàng hôm nay 9/4: Không có điều chỉnh so với chốt phiên hôm qua
Giá vàng hôm nay 9/4, thị trường trong nước không có sự thay đổi nào về giá khi đà "xả hàng" chốt lời dường như đang chững lại do các nhà đầu tư đang theo dõi các động thái mới từ FED cũng như những hiệu ứng từ các gói kích cầu kinh tế của các quốc gia.
- Giá vàng hôm nay 8/4: Đảo chiều giảm mạnh do xu hướng chốt lời của nhà đầu tư
- Giá vàng hôm nay 6/4: Điều chỉnh giảm ngược chiều thế giới
- Dự báo giá vàng ngày 9/4: Ổn định chờ thời
Giá vàng hôm nay 9/4, theo ông David Meger, Giám đốc trung tâm giao dịch kim loại High Ridge Futures, cho rằng các chính phủ và ngân hàng trung ương của các nước đã và đang đưa ra những gói hỗ trợ lớn nhằm thúc đẩy nền kinh tế cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, và điều này sẽ là môi trường thuận lợi cho giá vàng.
Theo đó, khi mở phiên giao dịch ngày 9/4, thị trường trong nước không có sự thay đổi so với chốt phiên ngày hôm qua theo xu thế chung của chuyên gia khi nhận định về thị trường kim loại quý này trên thế giới.
Giá vàng hôm nay 9/4: Không có điều chỉnh so với chốt phiên hôm qua.
Lúc 9h sáng, Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận niêm yết giá vàng SJC ở mức 46,7 - 47,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được giữ nguyên so với cuối hôm qua, niêm yết ở mức 47,25 - 48 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,2 - 48,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với hôm qua.
Trong khi đó, giá vàng thế giới ổn định trong phiên giao dịch 8/4, giữa lúc các nhà đầu tư chờ đợi biên bản hai cuộc họp khẩn cấp diễn ra tháng trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tại sàn giao dịch Bengaluru, giá vàng giao ngay ít thay đổi ở mức 1.648,43 USD/ounce vào lúc 0h30 phút (giờ Việt Nam), sau khi đạt mức cao nhất trong gần một tháng là 1.667,40 USD/ounce vào phiên 7/4. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng không thay đổi ở mức 1.684,30 USD/ounce.
Giới giao dịch hiện đang tập trung theo dõi những thông tin kinh tế liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng tập trung chú ý đến biên bản hai cuộc họp khẩn cấp trong tháng Ba của Fed để tìm kiếm mạnh mối về đường hướng chính sách của Mỹ trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Giới chuyên gia nhận định các biện pháp đang được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái sâu hơn và trầm trọng hơn dự kiến ban đầu, ngay cả khi vẫn còn khả năng phục hồi vào năm tới.
Một tuần trước khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cập nhật dự báo về nền kinh tế toàn cầu và đưa ra ước tính thiệt hại ban đầu của dịch COVID-19 kể từ khi nó xuất hiện ở Trung Quốc hồi đầu năm, những số liệu không mấy lạc quan đã xuất hiện.
Ngân hàng Trung ương Pháp ngày 8/4 đã ước tính rằng nền kinh tế này sẽ suy giảm khoảng 6% trong ba tháng đầu năm 2020 - mức giảm theo quý tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thức hai.
Trong khi đó, các viện kinh tế hàng đầu ở Đức dự báo nền kinh tế “đầu tàu” của châu Âu sẽ thu hẹp gần 10% trong quý II/2020. Con số này gấp đôi so với mức giảm mà Đức phải chịu đựng trong năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.
Theo ông Philippe Waechter, nhà kinh tế tại công ty tư vấn Ostrum Asset Management, trong hai quý đầu năm 2020, nền kinh tế của các nước phương Tây sẽ lao dốc.
Và Mỹ sẽ không thể tránh được tác động từ cuộc suy thoái đang xảy ra ở những nước này, nhất là khi tính đến việc Mỹ đã chậm hơn châu Âu trong việc đóng cửa các doanh nghiệp để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Chuyên gia này cho rằng dù các số liệu của quý đầu tiên có thể không bị ảnh hưởng, những tác động của dịch COVID-19 có thể sẽ xuất hiện trong số liệu quý II của Mỹ.
Ngoài ra, chuyên gia Waechter nói rằng sự suy thoái lần này nhiều khả năng sẽ kéo dài lâu hơn so với một số dự kiến mới đây, khi không có khu vực nào trên thế giới có thể thoát khỏi dịch bệnh mà không bị ảnh hưởng.
Ông hy vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ đạt mức hồi phục tăng trưởng tương tự như trong quá khứ. Nhưng ông cũng thừa nhận đang có quá nhiều yếu tố không chắc chắn xoay quanh dịch bệnh lần này.
Ông Edward Moya, nhà phân tích tại công ty giao dịch ngoại hối trực tuyến OANDA, cho biết khi cân nhắc đến tốc độ sự phục hồi của Trung Quốc đang trở nên chậm hơn, thật khó để tin tưởng rằng các nền kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ phục hồi nhanh chóng.
Còn nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), bà Laurence Boone cho biết việc dự báo đã trở nên rất khó khăn. Các nước có thể dỡ bỏ một phần các lệnh hạn chế đi lại. Nhưng nếu người dân có ít khả năng miễn dịch, các nước này lại có thể phải đối mặt với làn sóng nhiễm bệnh mới.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận