Dòng Ngựa Mông Cổ - Chiến mã đặc biệt trên vùng Thảo Nguyên bao la
Được mệnh danh với cái tên mỹ miều “thiên lý mã” – giống ngựa không có đối thủ trên cả một vùng thảo nguyên, ngựa hoang Mông Cổ tuy được thuần chủng nhưng chúng vẫn giữ được những ưu điểm nổi bật của một chiến mã vốn có.
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 100 giống ngựa nổi tiếng và được công nhận, người ta đã gây được khoảng hơn 100 giống ngựa, chúng được phân biệt qua hình dáng, kích thước và tính khí. Tuy nhiên “dòng” ngựa chiến nổi tiếng sinh ra trên các vùng thảo nguyên Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII – XIII lại mang đến những đặc điểm nổi bật như có tầm vóc trung bình cao 1,4m, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Chúng có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe, lông dày, cổ nở, dáng không đẹp bằng ngựa Ả Rập nhưng rất khoẻ, sức bền bỉ, lại ăn ít. Tốc độ chạy từ 30–45km/h, giống ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong 10 giờ liền nên từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là "thiên lý mã” của thảo nguyên. Đặc biệt khi phi nước đại, chúng luôn nhoài đầu về phía trước cho nên người cưỡi ngựa rất thuận lợi cho việc sử dụng cung tên mà không lo vướng víu, thời xưa chính Thành Cát Tư Hãn đã sở hữu cho mình dòng chiến mã này.
Một sự thật không thể phủ nhận chúng là loài ngựa có dòng máu hoang dã và khó thuần hóa. Tuy nhiên ở những năm trước Công nguyên ngựa Mông Cổ được thuần hóa để phụ vụ cho nhu cầu săn bắn và chiến tranh. Đa phần những giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới. Ở Mông Cổ, Chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt những con ngựa sống ngoài trời quanh năm ở 30 °C (86 °F) vào mùa hè xuống đến -40 °C (-40 °F) vào mùa đông. Những con ngựa Mông Cổ còn có khả năng biết cào tuyết tìm thức ăn do đó trong lịch sử chúng có thể rong ruổi từ đông sang tây theo những cánh quân Mông Cổ chinh phạt thế giới ở cả những vùng giá lạnh, chúng không hề kén thức ăn như các giống ngựa khác. Trước đây, ngựa đực đều bị thiến để khi hành quân không nổi cơn bất tử khi thấy ngựa cái và chỉ những con đực khỏe mạnh nhất mới được giữ lại làm giống, với tập tính sống theo bầy đàn nhỏ, một đến 3 con trưởng thành và các con của chúng.
Ngựa Mông Cổ thì nhỏ gọn, tính chiến đấu cao, có khả năng tự tìm nguồn nước, thức ăn và sống rất khỏe trong mọi điều kiện thời tiết. Là dòng ngựa hoang dã nên tầm vóc không lớn nhưng lại có sức chịu đựng dẻo dai và chịu được điều kiện khô hạn của thảo nguyên. Về phần ngựa cái được nuôi dưỡng trong thể trạng tốt có thể đạt 1lít sữa/con/ngày. Ngựa cái cao126,9 cm ,vòng ngực: 154,2 cm, dài thân chéo: 134,2 cm, vòng ống: 16,8 cm 1.4m. Tính đến năm 1913 đã có rất nhiều ngựa hoang bị bắt hoặc bị giết trong thế chiến thứ II, đến năm 1945 chỉ còn lại 31 cá thể chúng được bảo tồn tại các trung tâm để gìn giữ dống nòi, sau đó được trả lại môi trường sống vào năm 1990. Việc trả về môi trường sống là một trong những cách phù hợp cho vòng đời để tạo ra những thế hệ sau của chúng, bảo tồn dòng chiến mã đặc biệt của thảo nguyên.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận