TikTok đang đàm phán để "bán mình" nhằm duy trì sự tồn tại ở Ấn Độ
Sau lệnh cấm của giới chức Ấn Độ, TikTok đang thực hiện giải pháp "bán mình" để tồn tại khi thực hiện các cuộc đàm phán với tập đoàn Reliance Industries của tỉ phú Mukesh Ambani.
- CEO ByteDance là 'kẻ phản bội' hay là ‘ kẻ thức thời’ khi bán TikTok cho Mỹ
- Dưới áp lực của Mỹ, TikTok có nguy cơ thành Huawei tiếp theo?
- TikTok đứng đầu danh sách 59 ứng dụng của Trung Quốc bị Ấn Độ cấm sử dụng
Để đảm bảo sự tồn tại của mình tại thị trường lớn nhất ở ngoài Trung Quốc, công ty ByteDance đang đàm phán giai đoạn đầu với Reliance Industries, tập đoàn giá trị nhất Ấn Độ của tỷ phú Mukesh Ambani về việc đầu tư vào hoạt động của mạng chia sẻ video tại nước này.
Để duy trì sự tồn tại ở thị trường lớn nhất ngoài Trung Quốc, TikTok sẽ phải "bán mình" cho tập đoàn lớn nhất Ấn Độ.
Mạng TechCrunch dẫn các nguồn tin giấu tên ngày 13/8 cho hay, hai bên đã bắt đầu các cuộc thương thảo vào cuối tháng trước nhưng vẫn chưa đạt dược thỏa thuận.
Đây dường như là một động thái nhằm cứu vãn số phận của ứng dụng chia sẻ video từng rất phổ biến ở thị trường lớn nhất của mình xét về số người dùng. Reliance, ByteDance và TikTok hiện chưa đưa ra bình luận trước thông tin trên.
Ấn Độ là thị trường lớn nhất của TikTok bên ngoài Trung Quốc với hơn 200 triệu người dùng. ByteDance sử dụng 2.000 nhân viên tại quốc gia Nam Á này, nhưng giờ đây số phận của công ty Trung Quốc đang phụ thuộc vào khả năng thuyết phục Chính phủ Ấn Độ cho phép họ tiếp tục hoạt động hoặc phải bán lại hoạt động của mình. Theo một nguồn tin, TikTok tại Ấn Độ đang được định giá hơn 3 tỉ USD.
Trước đó hồi cuối tháng 6, Chính phủ Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng di động liên quan đến Trung Quốc, trong đó có TikTok và ứng dụng nhắn tin WeChat, viện dẫn lý do đe dọa "chủ quyền và toàn vẹn" của Ấn Độ tiếp sau những căng thẳng trên biên giới với Trung Quốc.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh cấm giao dịch của Mỹ với các chủ sở hữu WeChat và TikTok có trụ sở tại Trung Quốc, làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Microsoft đã đàm phán để mua lại các hoạt động của ứng dụng chia sẻ video này tại Mỹ. Nền tảng truyền thông xã hội Twitter cũng đã bày tỏ quan tâm đến việc đạt được một thỏa thuận với TikTok.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận