Máy bay cá nhân Elipsport-Air - Tự hào Việt Nam bay cao
Dự kiến cuối tháng 10/2020, Tập đoàn Elip khởi công dự án chế tạo Elipsport-Air - máy bay cá nhân dân dụng do người Việt nghiên cứu và trực tiếp sản xuất.
- Eagle Camp trải nghiệm Flyboard tại Hòn Tằm
- Mãn nhãn phong cảnh Ghềnh đá đĩa dưới góc nhìn từ Flycam
- Thác Bản Giốc trở nên hùng vĩ và đẹp bội phần dưới góc máy flycam
Elipsport-Air - Thiết bị bay cá nhân do người Việt trực tiếp sản xuất, chế tạo
Nuôi tham vọng đưa người Việt từng bước làm chủ công nghệ không gian, sản xuất các linh kiện phục vụ hàng không vũ trụ và thiết bị bay cá nhân, CEO Lê Mạnh Trường - Chủ tịch Tập đoàn Elip - đã có những quyết định chiến lược, xây dựng tầm nhìn về một trung tâm nghiên cứu chế tạo - đầu não cho sự phát triển trong tương lai thông qua việc chiêu mộ hiền tài.
Ông Lê Mạnh Trường - Chủ tịch Tập đoàn Elip chỉ đạo công việc Khối điều hành chiến lược.
Suy nghĩ táo bạo với nước cờ đầu tư không giống ai này của tập đoàn được coi là ý tưởng... khá ngông cuồng giữa thời điểm nhiều doanh nghiệp đang lâm vào khó khăn, khủng hoảng sau dịch Covid-19. Máy bay cá nhân, thiết bị do thám hay tàu không gian là những giấc mơ xa chất chứa đầy tham vọng và chiến lược.
Tháng 6/2020, sau khi hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Không gian, Tập đoàn Elip tiếp tục chiêu mộ hiền tài, đẩy mạnh phát triển nhân lực, kết nối những người yêu thích nghiên cứu công nghệ. Trong đó, Elipsport-Air là dự án máy bay cá nhân đầu tiên do tập đoàn khởi xướng và chế tạo. Đây là mục tiêu lớn, cũng là ấp ủ bấy lâu của ban lãnh đạo tập đoàn.
Ban quản lý dự án đã bổ sung và hoàn tất một số thủ tục để được cấp phép và đưa vào triển khai Elipsport Air thực tế trong thời gian sớm nhất.
Chia sẻ về kế hoạch này, CEO Lê Mạnh Trường cho biết thêm: “Elipsport-Air là thiết bị bay cá nhân nhỏ gọn, được kỳ vọng sản xuất và đưa vào bay thử nghiệm vào năm 2022. Nếu thành công, đây sẽ là sản phẩm đặt nền móng cho sự phát triển công nghiệp hàng không ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc đầu tư dự án chế tạo máy bay cá nhân Elipsport-Air chính là sự hạn chế tiếp cận công nghệ hàng không và thiếu môi trường thực nghiệm, cọ sát.
Thêm vào đó, máy bay cá nhân và phương tiện đi lại mang tính chất đặc thù. Trong vòng 5 hay 10 năm nữa, muốn đưa chúng vào thực tế, trở thành phương tiện phổ thông còn là bài toán về chính sách vận hành, lưu thông phương tiện và tiêu chuẩn người lái máy bay. Trước mắt, tập đoàn dần hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ trình cơ quan nhà nước, Chính phủ để khởi công chế tạo, đưa vào bay thử nghiệm trong thời gian sớm nhất.
Giám đốc Dự án: “Elipsport-Air hoàn toàn có thể sản xuất với chất lượng tương xứng như nước ngoài”
Trước đây, việc chế tạo trực thăng hay các thiết bị bay cá nhân đã được nhiều người thử nghiệm.
Bàn về tính khả thi của Elipsport-Air, đại diện Ban Quản lý Dự án cho biết thêm: “Elipsport-Air là dự án hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, có thể đưa vào thị trường lại là một bài toán đòi hỏi nhiều cơ quan, bộ phận phải ngồi lại để phân tích. Khác với các phương tiện giao thông đường bộ, máy bay cá nhân Elipsport-Air phụ thuộc nhiều vào hệ thống định vị và công nghệ điều khiển, chính vì vậy, việc cấp phép sử dụng không thể đại trà”.
Bên cạnh đó, việc xin phép cơ quan, Chính phủ là yếu tố bắt buộc để bảo đảm việc sản xuất, thử nghiệm máy bay nằm trong sự quản lý của nhà nước.
Sau khi được nghiên cứu chọn lọc về chất liệu, công nghệ điều khiển... tại Trung tâm Elipspace, đội ngũ kỹ sư phối hợp cùng các chuyên gia được mời từ Đức sẽ chính thức bắt tay vào việc chế tạo tại Nhà máy Elip 1 (Long An).
Công nhân nhà máy Elip ở Long An.
Tập đoàn Elip chủ trương lấy công nghệ không gian làm thế mạnh, tập trung nghiên cứu chế tạo
Nhận định về sự phát triển của công nghệ vũ trụ tại Việt Nam, CEO Lê Mạnh Trường cho rằng, việc nghiên cứu về công nghệ vũ trụ đã được phát triển ở nhiều bộ, ngành.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu công nghệ không gian. Để tiến lên, chuyển mình trở thành quốc gia phát triển công nghiệp vũ trụ, Việt Nam cần rất nhiều thời gian và nguồn lực.
Thêm vào đó, việc phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ nước ngoài cũng là bước cản trở đáng kể, khiến người Việt khó tiếp cận với các loại thiết bị tối tân, hiện đại.
Trên thực tế, ứng dụng công nghệ không gian vào công việc mang đến khá nhiều lợi ích. Điển hình như việc ứng dụng hệ thống định vị GPS, sử dụng dữ liệu từ vệ tinh đã mang đến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Trong tương lai, làm chủ công nghệ không gian sẽ rút ngắn thời gian hiện thực hóa các giấc mơ tới những vì sao, chế tạo nhiều công trình tối tân, nâng cao chất lượng sống.
Dự kiến từ nay đến năm 2025, tập đoàn sẽ hoàn chỉnh xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ không gian, tạo môi trường cho các kỹ sư trẻ học hỏi, thực nghiệm. Ngoài ra, các chương trình học bổng, đào tạo kỹ sư tài năng cũng được tăng cường, tránh lãng phí nguồn chất xám và tiếp cận sát hơn nữa với thế hệ trẻ có đam mê, nhiệt huyết.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận