Công ty công nghệ - Đối tượng cần phải có biện pháp quản lý chặt thời kỳ hậu COVID-19
Sau thời điểm tăng trưởng nóng nhờ vào khả năng giải quyết hậu quả của dịch COVID-19 của các công ty công nghệ đã cho thấy những mặt trái mà các ông lớn công nghệ này có thể mang lại với nhân loại khiến cho thế giới cần phải cân nhắc khả năng quản lý ở mức cao hơn với các đối tượng đặc biệt này.
- Sự lớn mạnh của các "Ông lớn" và những lo ngại về "mặt trái" của sức mạnh này
- Sức mạnh độc quyền của Google đang gặp thách thức?
- MHT và MMC - Cú M&A tạo nên sức mạnh mới trong lĩnh vực vonfram
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COIVD-19 đã tăng cường vị thế của các tập đoàn công nghệ, nhưng cũng làm gia tăng những kêu gọi về việc giám sát các tập đoàn vốn đang tiếp tục mở rộng hoạt động thông qua hàng trăm vụ thâu tóm.
Trong khi các chính phủ chi hàng nghìn tỷ USD để tránh tình trạng phá sản và thất nghiệp hàng loạt, giá cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ tăng kể từ tháng Một, với Facebook tăng 35% và Amazon tăng 67-68%.
Sự ảnh hưởng của các công ty công nghệ đang làm các quốc gia sẽ phải tính toán lại cách quản.
Giá cổ phiếu của Zoom tăng 600% trong năm nay, trong khi giá cổ phiếu của Airbnb tăng gấp đôi trong ngày phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Trong khi đó, các ứng dụng của Trung Quốc bùng nổ trong các kho ứng dụng trên khắp thế giới, đặc biệt là TikTok và ứng dụng chia sẻ video khác là Likee.
Hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp phong tỏa ít nhất là một phần trong năm nay và khi người phương Tây sử dụng Google và Facebook, hàng triệu người Trung Quốc đã chọn Baidu, Alibaba, Tencent hay Xiaomi.
Theo nhà kinh tế tại Paris, Joelle Toledano, tác giả của cuốn sách về việc giành lại quyền kiểm soát các tập đoàn Google, Amazon, Facebook và Apple, cho đến năm 2017, những lợi ích, đặc biệt là về đổi mới, được cho là lớn hơn những thiệt hại.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi, khi các tập đoàn công nghệ hiện bị cáo buộc đã không đóng đủ thuế, cạnh tranh không công bằng, bán nội dung truyền thông và lan truyền tin giả.
Liên minh châu Âu (EU) đã công bố một bộ luật mới có tên Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số nhằm hạn chế quyền lực trên thị trường đến những yêu cầu minh bạch đối với các thuật toán.
Từ những thất bại trước đây như việc trì hoãn các thủ tục và các mức phạt thấp, đạo luật này đề ra các mức phạt nặng đối với các tập đoàn công nghệ, thậm chí là cấm hoạt động tại thị trường châu Âu nếu có những vi phạm.
Mỹ cũng đang hành động trước những lo ngại về cạnh tranh, với các cơ quan chống độc quyền cấp bang và liên bang ngày 9/12 đã nộp đơn kiện Facebook để ngăn chặn các vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp của công ty này.
Tổng chưởng lý New York, Letitia James, cho rằng, trong gần một thập niên, Facebook đã tranh thủ lợi thế và sự độc quyền để loại các đối thủ và ngăn cản sự cạnh tranh, điều sẽ khiến người sử dụng hàng ngày phải chịu thiệt hại.
Hồi tháng 10/2020, Bộ Tư pháp Mỹ và 11 bang đã khởi kiện Google, cáo buộc tập đoàn này đã củng cố sự độc quyền trong tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến.
Tại Trung Quốc, các nhà chức trách cũng đang siết chặt quản lý nội dung trong vài tháng qua và gần đây đã thông báo quy định mới về thương mại điện tử.
Quyết định của Chính phủ Trung Quốc ngừng vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ước tính huy động số tiền kỷ lục 34 tỷ USD của tâp đoàn thanh toán trực tuyến Ant Group vào tháng 11/2020 được nhiều nhà quan sát cho là sự cảnh báo đối với lĩnh vực này.
Tuần trước, các cơ quan quản lý thị trường đã khởi động cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào công ty mẹ của Ant là Alibaba ngay sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết ngăn chặn việc tăng vốn thiếu kiểm soát.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận