Kính thiên văn Hubble phát hiện chuẩn tinh sáng nhất trong lịch sử
Sau gần 10 năm hoạt động, siêu camera này đã phát hiện rất nhiều vệ tinh xung quanh sao Diêm Vương cũng như ghi lại được hình ảnh vệ tinh thứ 14 của sao Hải Vương. Hubble mới đây khiến các nhà khoa học ngạc nhiên khi bắt được hình ảnh một chuẩn tinh sáng nhất trong lịch sử mặc dù chiếc camera tốt nhất đang bị hỏng và phải dừng hoạt động.
- Nhân loại có thể lỡ nhiều sự kiện quan trọng khi đài thiên văn lớn nhất thế giới ngừng hoạt động
- Đài Thiên văn Hoà Lạc 60 tỷ có gì lạ?
Hình ảnh chuẩn tinh vừa được phát hiện. Ảnh: NASA
Chuẩn tinh là một thiên thể cực sáng trong vũ trụ và được hình thành khi hai thiên hà va chạm, rồi sau đó bị siêu hố đen ở trung tâm hút hết nguồn khí. Trong vùng ánh sáng biểu kiến của con người, chuẩn tinh trông giống như một ngôi sao lớn.
Theo trang The Guardian, chuẩn tinh mới phát hiện thuộc loại J043947.08+163415.7, cách Trái đất một khoảng 1 tỉ năm ánh sáng và sáng nhất trong số các chuẩn tinh được biết đến.
Phát hiện này giúp các nhà thiên văn học có thêm thông tin nghiên cứu về lịch sử hình thành của vũ trụ.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble hiện đang hoạt động ngoài không gian. Ảnh: NASA
Cheryl Gundy - người phát ngôn Viện khoa học kính thiên văn vũ trụ thuộc NASA, cho biết đây là lần đầu tiên kính thiên văn Hubble hoạt động trong điều kiện khó khăn như thế.
"Chúng tôi luôn có những kịch bản dự phòng cho Hubble và giúp kính thiên văn này có thể hoạt động trở lại nhanh nhất có thể. Và NASA đã thành công" - Cheryl Gundy nói.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble đang hoạt động ở độ cao 610km so với quỹ đạo Trái đất và cao hơn 220km với quỹ đạo trạm vũ trụ quốc tế ISS. Hubble hoạt động bằng năng lượng mặt trời, được phóng lên vũ trụ vào năm 1990 và đảm nhiệm sứ mệnh quan sát vũ trụ trong vòng 23 năm.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận