Chuyên gia Nano-Bioreactor phản hồi gì về những nhận định của Sở TN&MT TP HCM
Trước nhận định của Sở TN&MT TP HCM về cơ chế hoạt động của Công nghệ Nano-Bioreactor, các chuyên gia của Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã có những phản hồi cụ thể về cơ chế hoạt động cũng như những ghi nhận thực tế trong việc xử lý và cung cấp oxy trở lại môi trường sau khi xử lý nước thải.
- Công nghệ Nano Bioreactor biến nước sông Tô Lịch thành nước có thể tắm
- Công nghệ Nano-Bioreacter hoạt động thế nào?
- Nano Bioreactor sẽ được khẳng định bằng hành động tắm của chuyên gia trước khi lấy mẫu
Theo thông tin chúng tôi nhận được từ phía đại diện của Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản, sau khi nhận được thông tin Sở TN&MT TP.HCM gửi Công văn Báo cáo UBND TP.HCM, trong đó có nhiều thông tin nhận định về Công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản.
Việc thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor đang được các cấp chính quyền cũng như dư luận rất quan tâm.
Theo văn bản của sở TN&MT TP HCM đánh giá thiết bị Nano-bioreactor cỏ khả năng tạo ra các bọt khi mịn với kích thước nhó hơn 50 µm - gọi là bọt khi nano. VI trong không khi oxi chiếm 1/5 thê tích cho nên các bọt khi mịn này là nguồn câp oxi. Các bọt khi mịn này khuếch tán vào nước thông qua vật liệu bioreactor mà công ty JVE nói răng tạo ra từ đá núi lửa. Đây lả các tấm vật liệu dạng xốp (tuong tự như đả bọt sục trong các hồ cố nhưng có thế kích thước lồ nhỏ hơn). Trong quá trình khuếch tán bọt khi vào nước qua các tấm bioreactor, một phần bọt khí được giữ lại trên đó và sẽ khuếch tán từ từ sau đó.
Mô phỏng song sánh sự khác nhau giữa Bọt khí micro/nano với bọt khí thông thường.
Trả lời về vấn đề này, Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản cho biết, Sở TN&MT TP.HCM hiểu sai và không biết rằng Công nghệ Nano-Bioreactor có 2 nguồn tạo ra oxy nên nhận định trên là thể hiện chưa hiểu về Công nghệ Nhật Bản. Hệ thống máy Nano (có dùng điện) tạo ra trực tiếp oxy: Máy sục khí nano của Nhật Bản tạo ra các bọt khí kích thước micro (đường kính nhỏ hơn 50µm) và nano (đường kính nhỏ hơn 50nm). Trong khi các bọt khí của máy sục khí thông thường to, di chuyển nhanh và chỉ tồn tại khoảng 5 giây trong nước cho đến khi nổi lên mặt nước và vỡ ra nên hàm lượng oxy hòa tan vào nước thấp thì với công nghệ sục khí nano, bọt khí micro tồn tại khoảng 5 tiếng, bọt khí nano siêu nhỏ nên thời gian tồn tại trong nước lâu hơn, khoảng 8 tiếng. Do bọt khí siêu nhỏ được tạo ra liên tục nên hàm lượng oxy hòa tan vào trong nước nhiều hơn rất nhiều so với sục khí đơn thuần thông thường.
Mô phỏng Vi sinh vật bám vào trong vật liệu Bioreactor dạng tổ ong, xốp.
Bên cạnh đó, không chỉ có yếu tố máy sục khí nano mới tạo ra oxy, mà còn một yếu tố tạo ra oxy “vô tận” nằm ở Phát minh thứ 2 là tạo ra oxy từ nước bởi hoạt động của các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor không phải dùng điện. Cụ thể, vật liệu Bioreacror được làm từ đá núi lửa dạng tổ ong, xốp, được chế tạo qua bí quyết đặc biệt của phát minh tại Nhật Bản, sau khi được đặt trong nước là việc cung cấp các “giá thể” dạng tổ ong để vi sinh vật trú ngụ và phát triển, do vậy nó kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả 3 dạng hiếu khí, thiếu khí nhưng chủ yếu là vi sinh vật yếm khí, các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme.
Theo nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản, enzym có tính lưỡng tính, tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation (ion dương), anion (ion âm) hay trung hòa điện. Các enzyme này cung cấp năng lượng rất lớn và liên tục cho phân tử nước làm cắt được mạch liên kết H-O-H, từ đó phân tử nước diễn ra giống quá trình điện phân theo phản ứng 2H2O→2H2+O2, giải phóng oxy từ trong phân tử nước từ đó cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh mà không cần dùng đến điện năng chứ không phải như nhận định không chính xác theo công văn của Sở TN&MT TP.HCM.
Kết quả phân tích chất lượng nước Hồ Hạnh Phúc (TP.Hải Phòng) duy trì ổn định, không bị tái ô nhiễm sau 1,5 năm xử lý bằng Công nghệ Bioreactor thế hệ thứ 1 (Bakture) của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Không chỉ dừng lại ở Nghiên cứu lý thuyết, công nghệ đã chứng minh thực tế tại Việt Nam từ năm tháng 5/2017. Thực tế cho thấy, Công nghệ Bioreactor phiên bản đầu tiên có tên là “Bakture” đã thực hiện ngày 17/5/2017 tại hồ Hạnh Phúc, Quận Kiến An, Tp.Hải Phòng chỉ bao gồm bột thiên nhiên Bakture (Bioreactor thế hệ thứ 1) mà không có máy nano. Sau một thời gian ngắn hàm lượng oxy hòa tan (DO) tăng nhanh đạt cột A1.
DO (Hàm lượng oxy hòa tan duy trì ổn định sau 02 năm xử lý bằng Bioreactor thế hệ thứ 1 (Bakture)) tại Hồ Hạnh Phúc, TP Hải Phòng.
Sau 02 tháng và tiếp tục theo dõi sau hơn 2 năm, mặc dù không cần bổ sung hay bảo trì, nhưng theo kết quả phân tích của Viện TN&MT Biển (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) hàm lượng Oxy hòa tan trong nước vẫn luôn duy trì ở cột A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cá sinh trưởng tốt không bị tái ô nhiễm như công nghệ đã áp dụng tại các Dự án, công trình ngốn hàng chục ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước nhưng sau khi khánh thành và đi vào vận hành nhưng vẫn bị tái ô nhiễm, điển hình là hàng năm cá vẫn chết nổi trắng mặt kênh, hồ khi trời mưa như tại một số nơi.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận