Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đức dự kiến gia hạn thời gian cách ly xã hội
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại châu Âu đã khiến cho giới chức Liên bang Đức dự kiến gia hạn thời gian giãn cánh xã hội đến ngày 5/7.
- Tin mới nhất về dịch COVID ở Việt Nam: Tiếp tục có 5 bệnh nhân xuất viện
- Tin mới nhất về dịch COVID-19 ở Việt Nam ngày 17/4: 21 bệnh nhân được xuất viện
- Tin mới nhất về bão WIPHA: Sẽ tiếp tục mạnh thêm và di chuyển theo hướng Tây
Cập nhật tình hình dịch COVID019, trước tình hình khó kiểm soát đã khiến cho Chính phủ Liên bang Đức dự định tiếp tục kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 5/7.
Theo kế hoạch của Chính phủ Liên bang Đức, bên cạnh việc gia hạn các biện pháp hạn chế tiếp xúc cho tới ngày 5/7, chính phủ cũng sẽ nới lỏng một số hạn chế. Trong số này có việc cho phép không quá 10 người hoặc các thành viên của hai hộ gia đình được gặp nhau ở nơi công cộng hay trong không gian kín.
Tình hình dịch bệnh tại Đức vẫn chưa thể kiểm soát được nên giới chức nước này đã phải gia hạn lệnh "giãn cách xã hội".
Ngoài yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m và đeo khẩu trang bắt buộc ở một số điểm công cộng, chính phủ cũng yêu cầu tôn trọng các quy định về vệ sinh dịch tễ và giữ khoảng cách với các cuộc gặp riêng tư trong các gia đình ở không gian kín. Chính phủ Đức cũng khuyến cáo các cuộc gặp như vậy nên diễn ra ở không gian mở, do nguy cơ lây nhiễm ở đây sẽ ít hơn đáng kể.
Hiện đã có hai bang là Thüringen và Sachsen tuyên bố sẽ dỡ bỏ hầu hết các hạn chế từ ngày 6/6 tới. Kế hoạch này đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ từ nhiều chính trị gia cũng như các bang khác ở Đức, cho rằng hành động như vậy là quá mạo hiểm trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Theo hệ thống liên bang ở Đức, 16 bang có quyền đặt ra những biện pháp và kế hoạch riêng trong nhiều chính sách, không giống như việc tập trung quyền lực chủ yếu vào chính phủ trung ương như ở Anh và Pháp.
Liên quan kế hoạch ứng phó với hậu quả của dịch bệnh, Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Peter Altmaier dự định đưa ra gói cứu trợ mới để hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô vừa thoát khỏi nguy cơ phá sản do dịch bệnh. Theo các nguồn tin báo chí, các công ty quy mô vừa với số nhân viên không quá 249 người có thể nhận được tới 50.000 euro (hơn 54.000 USD)/tháng từ tháng 6-12/2020.
Với kế hoạch này, các công ty hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế có thể nộp đơn xin hỗ trợ, trong đó phải chứng minh doanh số trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua sụt giảm ít nhất 60% so với cùng kỳ năm 2019. Bộ Kinh tế Liên bang ước tính chi phí cho việc hỗ trợ này sẽ lên tới 25 tỷ euro (hơn 27 tỷ USD) riêng tới tháng 8 tới.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 25/5 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã có 347.293 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong tổng số 5.537.053 ca nhiễm chủng virus nguy hiểm này. Số ca tử vong tại Mỹ đã lên tới 99.381 người. Ngoài ra, Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới về số ca nhiễm với 1.689.618 người.
Xếp sau Mỹ là Brazil với 365.213 ca nhiễm và 22.746 ca tử vong, Nga với 353.427 ca nhiễm song tỉ lệ tử vong khá thấp - 3.633 ca, Tây Ban Nha với 282.852 ca nhiễm và 28.752 ca tử vong, và Anh với 259.559 ca nhiễm và 36.793 ca tử vong.
Nhà Trắng thông báo đã quyết định cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với hầu hết công dân nước ngoài từng ở Brazil trong 2 tuần gần nhất, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đang trở thành điểm nóng mới của đại dịch COVID-19. Chỉ những người có thẻ xanh, là thân nhân của công dân Mỹ và thành viên phi hành đoàn được miễn áp dụng biện pháp mới.
Tại châu Âu, người dân một số nước đang quay trở lại cuộc sống bình thường một cách chậm chạp và đầy lo lắng. Giao thông công cộng đang được nối lại mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế. Một số biên giới đang được mở trở lại cho dù điều này khó có thể diễn ra trên khắp lục địa. Trong ngày 25/5, Đan Mạch đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới với các nước khác ở Tây Bắc châu Âu và Đức.
Tại Bỉ, người dân nước này bước vào phần tiếp theo của Giai đoạn 2 nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Cụ thể, học sinh thuộc các cấp đã trở lại trường và việc đeo khẩu trang không còn là điều bắt buộc đối với trẻ dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, nhà chức trách yêu cầu học sinh và giáo viên thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh, khử trùng và đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng cho phép hoạt động thăm tù nhân nối lại với các điều kiện chặt chẽ như mỗi người chỉ được thăm 1 tù nhân và tần suất 1 lần/tuần. Tại Hy Lạp, chính phủ nước này đã cho phép các quán cafe và nhà hàng được mở cửa lại từ ngày 25/5.
Cùng ngày, Chính phủ Iceland cũng nới lỏng mức báo động quốc gia đối với dịch COVID-19, cho phép hoạt động tụ tập tới 200 người. Các câu lạc bộ ban đêm và phòng tập thể dục mở cửa trở lại trong bối cảnh nước này cơ bản đẩy lùi được đại dịch.
Theo thông báo của chính phủ, Iceland hạ mức cảnh báo từ “giai đoạn khẩn cấp” xuống “giai đoạn cảnh giác” – 2 trong số 3 giai đoạn. Cụ thể, các hoạt động tụ tập đông người sẽ được phép với điều kiện đảm bảo giữ khoảng cách ít nhất 2 mét. Các phòng tập có thể mở cửa trở lại nhưng chỉ với 50% công suất, trong khi các quán bar và nhà hàng có thể phục vụ khách đến 23h hàng ngày.
Chính phủ Iceland đã bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng dịch từ đầu tháng 5 này khi cho phép các hiệu làm tóc, viện bảo tàng và trường học hoạt động trở lại.
Còn tại Anh, các trường học ở vùng England sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/6 tới, trước mắt là đón các học sinh lớp 1 và lớp 6. Một tuần sau đó, học sinh các lớp 10 và lớp 12 sẽ có một số giờ học trên lớp với giáo viên nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở (GCSE) và hệ dự bị đại học (A level) trong năm 2021.
Trung tâm ứng phó với khủng hoảng Nga cho biết tính đến sáng 25/5, số ca mắc bệnh COVID-19 tại nước này đã vượt mốc 350.000 người, sau khi tăng thêm hơn 8.900 ca chỉ trong 24 giờ qua. Bộ Y tế Belarus cho biết tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này cũng đã vượt mốc 36.000 người.
Cụ thể, tính đến ngày 24/5, Belarus đã ghi nhận 36.198 trường hợp mắc COVID-19, tăng 954 ca so với một ngày trước đó. Tính theo tỷ lệ người nhiễm bệnh/1 triệu dân, Belarus hiện nằm trong số 20 quốc gia trên thế giới có tỉ lệ cao nhất, vượt qua cả Italy. Tuy nhiên, số người tử vong ở Belarus thấp hơn Italy 27 lần.
Cũng trong 24 giờ qua, Hà Lan ghi nhận thêm 209 ca mắc COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân lên 45.445 người. Số ca tử vong tăng thêm 8 trường hợp, lên 5.830 người. Đáng chú ý, một bệnh nhân trong số 209 ca mới nói trên được cho là đã lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ một con chồn nuôi ở trang trại nơi người này sinh sống. T
heo Bộ Nông nghiệp Hà Lan, ít nhất 3 nông trại ở miền Nam nước này đã báo cáo có chồn mắc bệnh COVID-19. Tuy nhiên, giới chức Hà Lan cho rằng rủi ro bùng phát dịch từ động vật hiện vẫn "khá thấp".
Tại châu Á, Chính phủ Nhật Bản ngày 25/5 đã chính thức tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp ở 5 khu vực gồm thủ đô Tokyo, tỉnh Kanagawa, tỉnh Chiba, tỉnh Saitama và tỉnh Hokkaido. Đây là những địa phương trong tổng số 47 tỉnh, thành phố được dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp lần lượt từ ngày 14/5 vừa qua.
Với quyết định mới của chính phủ, người dân Nhật Bản hiện đã được phép tự do di chuyển khỏi nơi lưu trú, trong khi các doanh nghiệp cũng có thể hoạt động trở lại bình thường.
Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe khuyến cáo người dân tiếp tục đề cao tinh thần cảnh giác, đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng, giữ khoảng cách với người đối diện và hạn chế di chuyển quá xa khu vực lưu trú đến ít nhất là đầu tháng 6.
Một tổ chuyên gia tư vấn chính phủ cũng đã được thành lập và sẽ tiến hành đánh giá 3 tuần/lần về tình hình dịch COVID-19 sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp, nhằm đề phòng bất kỳ diễn biến xấu nào xảy ra.
Trong 24 giờ qua, Nhật Bản ghi nhận thêm 14 ca mắc COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân ở nước này lên 16.550 người. Số trường hợp tử vong cũng tăng 12 người, lên 820 trường hợp.
Ấn Độ đã ghi nhận tới 7.113 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân lên 138.536 trường hợp. Đây là con số cao kỷ lục từ khi dịch bệnh bắt đầu lây lan ở nước này. Hiện Ấn Độ là nước có số người mắc COVID-19 nhiều thứ 10 thế giới và nhiều nhất châu Á. Số ca tử vong cũng tăng 156 trường hợp, lên 4.024 người.
Trong ngày 25/5, Ấn Độ đã cho phép các hãng hàng không nối lại việc khai thác các chuyến bay nội địa. Hành khách sẽ phải tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu bắt buộc như đeo khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt.
Mặc dù vậy, chính quyền một số bang như Maharashtra, Tamil Nadu và Tây Bengal đều cho biết chưa sẵn sàng mở cửa lại các đường băng vì tình hình COVID-19 ở những nơi này vẫn chưa được kiểm soát.
Bộ Y tế Bangladesh ngày 25/5 cho biết số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua tại nước này là 1.975 người, đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất kể từ ngày 8/3, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tại Bangladesh lên 35.585 trường hợp. Ngoài ra, Bangladesh còn ghi nhận 21 ca tử vong mới và hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã lên 501 trường hợp.
Ở khu vực Đông Nam Á, số ca mắc COVID-19 mới ở Malaysia tăng gần gấp 3 lần trong ngày 25/5 so với ngày trước đó, đồng thời là mức cao nhất trong 3 tuần qua.
Theo Bộ Y tế Malaysia, nước này đã ghi nhận 172 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới. Đây cũng là lần đầu tiên sau 21 ngày, số ca mắc COVID-19 ở Malaysia trở lại mức 3 con số.
Thái Lan trong ngày 25/5 ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do bệnh COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 57 người. Thái Lan cũng xác nhận thêm 2 ca mắc COVID-19, sau khi không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày hôm trước.
Một trong 2 ca nhiễm mới là một phụ nữ có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, trong khi trường hợp còn lại là công dân trở về từ Nga. Như vậy, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 3.042 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 96% đã bình phục (2.928 ca) và chỉ còn 57 trường hợp đang được điều trị tại bệnh viện.
THeo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận