Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU chuẩn bị máy thở cho các nước thành viên
NHNN đã thực hiện việc điều chỉnh giảm mức lãi xuất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng để trợ giúp cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như tạo đà hồi phục nền kinh tế.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU vẫn chưa thể kiểm soát được sự lây lan
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU đã nâng mức cảnh báo lây lan SARS-CoV-2 lên mức cao
- EU rót tiền cho công ty Đức sau khi Mỹ tìm cách mua độc quyền vắc-xin chống COVID-19
“Đại gia” đồ điện tử Hà Lan Philips mới đây ký hợp đồng với Ủy ban châu Âu (EC) nhằm cung cấp các máy trợ thở cho các bệnh viện thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh đa số các nước thành viên EU đã bước vào giai đoạn đỉnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đại diện của EC và Philips đều xác nhận hai bên đã ký hợp đồng cung cấp máy thở, song không nêu rõ chi tiết thỏa thuận này.
Phát biểu trước chính phủ các nước EU tại một cuộc họp trực tuyến tuần trước, Ủy viên châu Âu phụ trách Y tế và An toàn thực phẩm, Stella Kyriakides cho biết EC đã ký hợp đồng mới với Philips để mua các máy trợ thở, theo đó công ty điện tử này cam kết sản xuất 15.000 máy/tuần.
Trước đó, những công ty khác đã ký các hợp đồng tương tự với EU trong khuôn khổ thỏa thuận thu mua chung mà EC - đại diện cho 25 nước thành viên EU - đề ra trong tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, đến nay chưa có máy trợ thở nào được bàn giao cho các bệnh viện EU theo cơ chế này. Một người phát ngôn của EC cho biết EC đang đàm phán giá với các nhà cung cấp và ký hợp đồng khung trước khi các chính phủ có thể đặt hàng.
Các máy thở là thiết bị quan trọng trong đại dịch COVID-19 và được dùng để trợ thở cho các ca bệnh nặng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện tại châu Âu không thể đáp ứng đủ máy thở cho bệnh nhân COVID-19 trong tháng 3 và 4 vừa qua khi các khoa điều trị tích cực rơi vào tình trạng quá tải.
Dù EU nỗ lực điều phối nguồn cung, các nước thành viên thường tự mua máy thở và các thiết bị y tế quan trọng khác. Thậm chí, một số nước đã hạn chế xuất khẩu dược phẩm và thiết bị y tế sang các nước láng giềng trong lúc đại dịch hoành hành.
Đầu tháng 5 này, đa số các nước EU đã đạt đến giai đoạn đỉnh dịch. Tuy nhiên, giới chức y tế cảnh báo các chính phủ và người dân cần thận trọng trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh nhiều chính phủ bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa và cho phép mở cửa trở lại nền kinh tế.
Đầu tháng 4 vừa qua, Philips đã đạt được thỏa thuận tương tự với Mỹ với trị giá 647 triệu USD nhằm cung cấp 43.000 máy thở đến hết năm nay.
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp trong ngày 12/5. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 12/5 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm đã ở mức 4.292.506 ca, trong đó có 288.975 ca tử vong. Số ca phục hồi đang là 1.544.917 ca.
Mỹ hiện vẫn là tâm dịch của thế giới với 82.018 ca tử vong và 1.388.283 ca nhiễm. Hiện Nhà Trắng đang thúc đẩy chiến lược áp dụng biện pháp quét thân nhiệt nhằm sớm khôi phục hoạt động của ngành hàng không.
Tuy nhiên, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết việc đo thân nhiệt tại các sân bay của nước này, vốn được coi là một biện pháp phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh COVID-19, trên thực tế không có tác dụng vì nhiều người vẫn có thể truyền virus SARS-CoV-2 gây bệnh ngay cả khi không có các triệu chứng rõ ràng. Xếp sau Mỹ về số ca tử vong là Anh với 32.065 ca tử vong và 223.060 ca nhiễm.
Tình hình dịch bệnh ở Italy đang có chiều hướng được cải thiện khi trong 24 giờ qua chỉ ghi nhận thêm 744 ca nhiễm mới, mức tăng thấp nhất trong ngày kể từ ngày 4/3.
Tính đến nay quốc gia châu Âu này có 219.814 ca nhiễm và 30.739 ca tử vong. Chính phủ Italy cho biết sẽ trao cho chính quyền các vùng quyền quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vốn được áp đặt nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan.
Bộ Y tế Tây Ban Nha xác nhận thêm 594 ca nhiễm mới, số ca tăng trong ngày thấp nhất trong hơn 2 tháng qua. Như vậy, tính đến thời điểm này, số ca nhiễm của Tây Ban Nha là 228.030 ca và số ca tử vong là 26.920 ca sau khi có thêm 176 ca tử vong mới.
Tại Pháp, nước này hiện có 177.423 ca nhiễm và 26.643 ca tử vong trong khi hơn 2.700 người thuộc diện chăm sóc đặc biệt, giảm so với con số hơn 7.000 ca ở thời điểm dịch COVID-19 đạt đỉnh. Quân đội Pháp đã bắt đầu tháo dỡ bệnh viện dã chiến được xây dựng ở thành phố Mulhouse (Mun-hau).
Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly (Phơ-lo-ren Pa-li) cho biết việc tháo dỡ bệnh viện này đánh dấu "sự kết thúc một giai đoạn" của đại dịch COVID-19. Pháp đã nới lỏng lệnh phong tỏa trong bối cảnh tốc độ lây lan của dịch COVID-19 có xu hướng chậm lại.
Trong khi đó, các số liệu công bố tại Đức cho thấy dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trở lại, buộc Thủ tướng Angela Merkel phải lên tiếng kêu gọi người dân tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Bà cảnh báo cần duy trì các biện pháp phòng dịch cơ bản như giữ khoảng cách và sử dụng khăn che mũi, miệng. Tính đến thời điểm hiện tại, Đức có 172.576 ca nhiễm, trong đó có 7.661 ca tử vong.
Nga công bố báo cáo tình hình dịch bệnh cho thấy trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 10.899 ca nhiễm và 107 ca tử vong. Với mức tăng này, tổng số ca nhiễm của Nga đã là 232.243 người, vượt Anh và đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Tây Ban Nha.
Đáng chú ý trong ngày, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov xác nhận đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và phải nhập viện để điều trị. Dù số ca mắc COVID-19 tính theo ngày tại nước này đang cao nhất thế giới, Chính phủ Nga thông báo đang từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa.
Trung Quốc – nơi khởi phát dịch bệnh, thông báo không ghi nhận thêm ca lây nhiễm mới nào trong nước. Ca mới duy nhất trong ngày là 1 ca “nhập khẩu” tại Khu tự trị Nội Mông.
Hãng tin Pháp AFP dẫn truyền thông Trung Quốc cho biết chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc đã lên kế hoạch xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho toàn bộ người dân sau khi xuất hiện những ca mới sau nhiều tuần dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Theo đó, chính quyền Vũ Hán đã yêu cầu các quận lập kế hoạch và tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ người dân thuộc địa bàn mình trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, hiện chưa rõ thời điểm bắt đầu xét nghiệm.
Hàn Quốc thông báo tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới tăng ở mức hai con số từ ổ dịch Itaewon (I-tê-uôn). Với 27 ca nhiễm mới được phát hiện, tổng số ca tại Hàn Quốc đã tăng lên 10.936 ca. Số bệnh nhân được điều trị khỏi tăng thêm 38 người, nâng tổng số lên 9.670 người, chiếm 88,4%. Số ca tử vong tăng 2 ca lên 258 người.
Kế hoạch trở lại trường vào ngày 13/5 của học sinh Hàn Quốc khối 12 đã bị hoãn lại sau khi xuất hiện ổ dịch tại Itaewon hồi đầu tháng. Theo lịch trình mới, học sinh lớp 12 dự kiến sẽ trở lại trường từ ngày 20/5; học sinh lớp 1, 2, 9, 11 ngày 27/5; học sinh lớp 3, 4, 8 và 10 ngày 3/6; học sinh lớp 5, 6, 7 sẽ trở lại trường vào ngày 8/6.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng một số phương pháp điều trị dường như đang giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng hay thời gian mắc bệnh COVID-19. Hiện tổ chức này đang nghiên cứu sâu thêm 4-5 phương pháp có kết quả khả quan nhất.
Người phát ngôn của WHO Margaret Harris khẳng định đã có một số phương pháp điều trị COVID-19 ở giai đoạn đầu nghiên cứu có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc thời gian nhiễm bệnh song cho đến nay vẫn chưa tìm ra cách thức có thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn virus SARS-CoV-2.
Hiện WHO vẫn cần nghiên cứu thêm để có thể khẳng định phương pháp điều trị nào ưu việt nhất. Cũng theo bà Harris, virus SARS-CoV-2 rất "biến đổi", do đó rất khó có thể sản xuất vaccine phòng loại virus này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận