Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Europol lo ngại về vấn đề bạo lực khi thực hiện giãn cách xã hội
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, giới chức cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) lo ngại các lệnh cách ly xã hội để phòng, chống dịch có thể khiến nhiều nghi phạm khủng bố dễ trở nên cực đoạn hơn cũng như vấn đề bạo lực đang có chiều hướng gia tăng.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Trung Quốc "nóng" trở lại tại khu chợ bán buôn lớn nhất Bắc Kinh
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Indonexia "đón đầu" làn sóng nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Mỹ "bơm" 628 triệu USD nâng cao sản xuất vaccine
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo Giám đốc Europol Catherine De Bolle cho biết, theo báo cáo xu hướng khủng bố mới nhất của tổ chức này, các tác động kinh tế và xã hội trên toàn cầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất mãn hiện nay nơi một số cá nhân. Trong báo cáo, bà De Bolle nói những diễn biến hiện tại có nguy cơ nuôi dưỡng sự cực đoan hóa của một số đối tượng, bất kể niềm tin hay ý thức hệ.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Europol lo ngại về vấn đề bạo lực khi thực hiện giãn cách xã hội.
Các nhà hoạt động cực hữu và cực tả cũng như những phần tử liên quan đến phong trào khủng bố thánh chiến đang cố gắng nắm bắt cơ hội mà đại dịch đã tạo ra để tuyên truyền cho mục tiêu của họ.
Báo cáo cho biết các cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo ở châu Âu đã giảm, chủ yếu là do việc thực thi pháp luật tốt hơn, cụ thể chỉ có 7 cuộc tấn công thánh chiến đã xảy ra hoặc được ngăn chặn vào năm 2019.
Tuy nhiên, Europol cảnh báo về sự gia tăng các cuộc tấn công của những kẻ cực đoan cánh hữu, một phần lấy cảm hứng từ các cuộc tấn công như vụ việc năm 2019 ở thành phố Christchurch, New Zealand.
Trong khi nhiều nhóm cực đoan cánh hữu trên khắp EU chưa sử dụng bạo lực, chúng vẫn góp phần gây nên bầu không khí sợ hãi và thù địch với các nhóm thiểu số.
Theo bà Bolle, trào lưu được nhen nhóm từ tư tưởng bài ngoại, sự căm thù đối với người Do Thái, người Hồi giáo và xu hướng chống nhập cư có thể khiến một số cá nhân cực đoan sẵn sàng dùng dụng bạo lực để chống lại người dân.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 23/6 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 9.228.977 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 475.145 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 4.971.111 người.
Châu Mỹ đang là tâm dịch của thế giới. Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 2.390.267 ca nhiễm và 122.681 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Brazil với 1.113.606 ca nhiễm và 51.407 ca tử vong.
Tại Mỹ, chính quyền bang Louisiana thông báo bang này sẽ không bắt đầu giai đoạn 3 nới lỏng phong tỏa và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế như kế hoạch ban đầu. Theo đó, giai đoạn 2 hiện tại sẽ kéo dài thêm 28 ngày để làm chậm đà lây lan của đại dịch COVID-19.
Tại châu Âu, Bộ Y tế Anh ngày 22/6 ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 ở nước này tăng thêm 15 ca. Đây là số ca tử vong trong ngày thấp nhất ở Anh kể từ ngày 15/3 vừa qua.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Anh đã tăng lên 42.647 ca. Trong vòng 24 giờ tính đến sáng 22/6, Anh cũng ghi nhận thêm 958 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 305.289 ca.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến tích cực, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố thêm một số nới lỏng đối với lệnh phong tỏa tại khu vực England từ ngày 4/7.
Giãn cách xã hội sẽ được rút ngắn còn 1m, thay vì 2m như hiện nay. Các quán rượu, nhà hàng và tiệm làm tóc được mở cửa trở lại, nhưng phải tuân thủ theo quy định giãn cách xã hội.
Tại Đức, bang North Rhine-Westphalia ngày 23/6 đã áp đặt lại lệnh phong tỏa khu vực Guetersloh cho đến ngày 30/6, sau khi phát hiện ổ dịch COVID-19 tại một nhà máy chế biến thịt tại đây. Đây là khu vực đầu tiên ở Đức phải áp đặt lại lệnh phong tỏa sau khi nhà chức trách bắt đầu dần nới lỏng các biện pháp hạn chế vào cuối tháng 4.
Tại Bồ Đào Nha, chính quyền thông báo một số biện pháp hạn chế hoạt động để phòng chống COVID-19 sẽ được tái áp đặt tại thủ đô Lisbon từ ngày 23/6. Các biện pháp này bao gồm hạn chế tụ tập quá 10 người, yêu cầu đóng cửa các cửa hàng và quán cà phê sau 20h.
Tại châu Á, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo đã ghi nhận thêm 22 ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục trong ngày 22/6, gồm 9 ca nhập cảnh và 13 ca lây nhiễm trong nước, đều ở thủ đô Bắc Kinh. Tính đến hết ngày 22/6, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 83.418 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.634 ca tử vong.
Tại Hàn Quốc, giới chức y tế đã ghi nhận thêm 46 ca nhiễm mới (gồm 16 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 30 ca nhập cảnh), nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc lên 12.484 ca. Số ca tử vong do COVID-19 đến nay là 281 ca.
Trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm ngoại nhập, Hàn Quốc bắt đầu tạm đình chỉ việc cấp thị thực và các chuyến bay không theo lịch trình từ Pakistan và Bangladesh từ ngày 23/6. Hàn Quốc là nước duy nhất xác nhận đang trong làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Tại Philippines, Bộ Y tế ngày 23/6 thông báo thêm 1.150 ca mắc COVID-19, mức tăng trong ngày cao nhất được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Philippines. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại Philippines hiện đã lên mức 31.835 ca, trong đó có 1.186 ca tử vong, tăng 9 ca so với một ngày trước đó.
Cùng ngày, Indonesia cũng ghi nhận thêm 1.051 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 47.896 ca.
Trong 24 giờ qua, số người tử vong vì dịch bệnh tại quốc gia này đã tăng thêm 35 người lên tổng số 2.535 người. Indonesia là quốc gia có số ca tử vong vì dịch bệnh cao nhất tại khu vực Đông Á, không tính Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi phát.
Tại Iran, Bộ Y tế đã ghi nhận 121 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước Cộng hòa Hồi giáo này lên 9.863 ca. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ ngày 11/4 vừa qua. Trong 24 giờ qua, Iran cũng ghi nhận thêm 2.445 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 209.970 ca.
Trong khi đó, Bộ Y tế Israel đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày là 304 ca - mức tăng cao nhất kể từ ngày 23/4. Đến nay, tại Israel có tổng cộng 21.082 ca mắc COVID-19 và 307 ca tử vong.
Tại Saudi Arabia, chính quyền thông báo sẽ cho phép khoảng 1.000 tín đồ đang ở vương quốc này thực hiện lễ hành hương trong năm nay, sau khi tuyên bố thu hẹp quy mô sự kiện do dịch COVID-19.
Tại Uzbekistan, chính phủ thông báo phát hiện hàng chục khu vực báo động đỏ của dịch COVID-19 tại thủ đô Tashkent và hiện khu vực này đã được cách ly hoàn toàn.
Tại châu Phi, Ai Cập thông báo quốc gia Bắc Phi này sẽ cho phép mở cửa trở lại các nhà hàng, quán cà phê và các câu lạc bộ thể thao, đồng thời rút ngắn thời gian giới nghiêm vào ban đêm.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận