Ngày thứ 6 công nghệ: Nền tảng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ dịch vụ công chứng
Sáng 23/4, trong chương trình Diễn đàn Thách thức công nghệ số thứ 3 do Bộ TT&TT tổ chức để giới thiệu về giải pháp "Công chứng trực tuyến make in vietnam" là nền tảng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ ngành này.
- Phần mềm họp trực tuyến eMeeting với khát vọng Make in Vietnam
- 100% Bộ ngành có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ LGSP
- Biện pháp bảo vệ thông tin an toàn khi làm việc trực tuyến
Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch Vụ Công chứng Trực tuyến Trần Quốc Bảo cho biết, nền tảng Công chứng trực tuyến CCOL là hệ thống đầu tiên và duy nhất thực hiện chức năng kết nối khách hàng và các tổ chức cung cấp dịch vụ công chứng trên cả nước với định hướng thực hiện trọn vẹn các dịch vụ công chứng trên môi trường trực tuyến.
Toàn cảnh buổi lễ ra mắt CCOL tại "Ngày thứ 6 công nghệ" do Bộ TT&TT tổ chức. Ảnh: Ninh Gia
CCOL cho phép các tổ chức cung cấp dịch vụ công chứng có thể thực hiện quản trị hoạt động của tổ chức mình như một doanh nghiệp độc lập. Hệ thống CCOL cho phép người dùng lựa chọn công chứng viên (CCV) và giao hồ sơ để các công chứng viên thẩm định, chuẩn bị trước khi mang bản chính đến để công chứng viên kiểm-chiếu, mà vẫn đảm bảo tuân thủ Luật Công chứng, theo đó các bên bắt buộc phải ký trước mặt công chứng viên.
Bên cạnh đó, hệ thống CCOL cho phép người dùng đánh giá CCV và tổ chức hành nghề công chứng để từ đó hệ thống sẽ tư vấn cho người dùng lựa chọn các CCV và tổ chức hành nghề được người dùng đánh giá chất lượng phục vụ tốt nhất.
Dịch vụ công chứng trước đây đã được Việt Nam thực hiện các hợp tác để thực hiện số hoá ngành này nhưng đó mới chỉ là máy tính hoá các loại giấy tờ nhưng vẫn còn đó những bất cập khi người dân thực hiện các dịch vụ này.
“Hệ thống có thể sử dụng làm giảm áp lực về thời gian đối với cả 2 bên trong quan hệ dịch vụ công công chứng, chứng thực” CEO Trần Quốc Bảo thông tin thêm. "Hệ thống này sẽ giúp người dân và doanh nghiệp hạn chế việc phải đi lại nhiều lần đến các địa điểm công chức khi hồ sơ chưa đầy đủ, tiết kiệm được thời gian và chi phí".
CEO Trần Quốc Bảo thông tin sâu hơn về ứng dụng CCOL với các cơ quan thông tấn. Ảnh: Ninh Gia
Đồng thời, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn, giải pháp này giúp tránh tụ tập đông người, hạn chế lây nhiễm trong công đồng. Hệ thống cũng giúp các cơ quan nhà nước thực hiện công tác giám sát nhanh chóng theo thời gian thực để có thể giám sát, định hướng quản trị hoạt động công chức trên địa bàn một cách nhanh và trực quan nhất.
“Bảo mật thông tin là mục tiêu ban đầu mà Công ty cổ phần Dịch Vụ Công chứng Trực tuyến xây dựng” ông Bảo nhấn mạnh về cơ chế vận hành của CCOL “Chứng thực các giấy tờ sẽ được lưu lại và có thể sử dụng nhiều lần sau khi lưu hồ sơ mà không gây lãng phí cho người dùng".
Về vấn đề bảo mật, mỗi tài khoản khi đăng ký sẽ được xác thực bằng email hoặc số điện thoại đã đăng ký. Việc kích hoạt sẽ hoàn tất nếu người dùng thực hiện đầy đủ và chính xác bước trên. Sau khi kích hoạt thành công email và số điện thoại, lúc đó người dùng có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Sau 6 tháng sử dụng đến khi được giới thiệu hôm nay hệ thống đã có hơn 2 nghìn người dùng trên cả nước và đã nhận được phản hồi rất tích cực từ lượng người dùng này sau khi sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi công chứng trực tuyến.
Cùng với đó, Các tổ chức hành nghề công chứng sẽ có được lợi rất lớn khi áp dụng hệ thống sẽ mang lại lợi ích lớn hơn khi tiếp cận với người dùng cũng như khả năng truyền thông về các dịch vụ mà văn phòng công chứng cung cấp.
“Công chứng trực tuyến mong muốn được hợp tác với các văn phòng trong thực hiện dịch vụ với người dân” ông Bảo khẳng định
“Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam” là hoạt động tiếp nối của chuỗi sự kiện “Ngày thứ Sáu công nghệ” ra mắt các nền tảng chuyển đổi số trong năm 2020, được tổ chức theo format mới. Theo đó, bên cạnh phần giới thiệu của đơn vị phát triển nền tảng số, sẽ có thêm phiên tương tác trực tiếp giữa đội ngũ phát triển nền tảng và báo chí, người sử dụng theo hình thức một cuộc tranh biện. Các bên tham gia sự kiện sẽ được đặt câu hỏi, thể hiện thẳng thắn các góc nhìn đa chiều về nền tảng và cuối phiên mọi người sẽ được bình chọn công khai cho sản phẩm, giải pháp công nghệ Make in Vietnam được chọn giới thiệu. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận