không gian
Cuộc đua không gian mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Cuộc đua không gian giữa Mỹ và Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm lớn, khi tốc độ phát triển công nghệ không gian của Trung Quốc và tham vọng của họ đã khiến Mỹ cảm thấy lo ngại. Các chuyên gia gọi đây là một 'cuộc chạy đua không gian' mới, với các quốc gia không chỉ đơn giản muốn đặt chân lên Mặt trăng như thời Chiến tranh Lạnh, mà còn đang tìm kiếm và kiểm soát các nguồn tài nguyên.
Lần đầu tiên NASA công bố thông tin về tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh
Đây là lần đầu tiên NASA công bố thông tin về việc chuẩn bị đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh nhằm thử nghiệm công nghệ phòng thủ Trái đất. Các nhà khoa học của cả thế giới đang hồi hộp chứng kiến phút giây này, mở ra những định hướng phát triển nghiên cứu ngày càng chính xác hơn, trong việc bảo vệ trái đất khỏi các cú va chạm gây tổn thương nghiêm trọng và đe dọa cuộc sống của cư dân trên toàn thế giới.
Hành tinh 'giả mạo' trôi nổi tự do trong dải Ngân hà
Đây không phải lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện ra "hành tinh giả mạo" trôi nổi tự do trong dải Ngân hà. "Hành tinh giả mạo" là cách giới thiên văn gọi một thiên thể trong vũ trụ có kích thước bằng một hành tinh nhưng không quay xung quanh ngôi sao nào cả.
Vệ tinh Mỹ theo dõi Triều Tiên và các khu vực khác
Ngày 7-10, Hãng tin Bloomberg dẫn lời giám đốc Văn phòng Do thám quốc gia Mỹ (NRO) Chris Scolese xác nhận 2 hệ thống này cung cấp "thông tin ở những khu vực tại Triều Tiên mà trước đây chúng tôi khó thu thập". Ngoài ra, nó cũng theo dõi vụ di tản ở Afghanistan vào tháng 8-2021 và thảm họa động đất ở Haiti.
Tỉ phú Branson và ba nhân viên của ông đến rìa vũ trụ và hạ cánh thành công
Tỉ phú người Anh Richard Branson mô tả chuyến bay vào vũ trụ của ông là "phép mầu", ông cũng trở thành người đầu tiên bay lên vũ trụ trên phi thuyền do chính Công ty Virgin Galactic của ông chế tạo, qua mặt đối thủ tỉ phú khác như Jeff Bezos và Elon Musk.
NASA thông báo kế hoạch quay trở lại sao Kim
Hãng tin AP dẫn lời người đứng đầu NASA Bill Nelson cho biết cơ quan này dự kiến triển khai hai sứ mệnh khoa học mới mang tên DAVINCI+ và VERITAS, để khám phá khí quyển và lịch sử địa chất của hành tinh nóng nhất hệ Mặt trời. Kế hoạch quay lại sao Kim kể từ năm 1978, đây là người hàng xóm gần nhất nhưng có lẽ bị phớt lờ nhiều nhất của Trái đất.
Có thể bạn chưa biết - Cách liên lạc từ Trái Đất ra ngoài vũ trụ
Khi bạn muốn liên lạc trên trái đất dù là xa đến mấy thì cũng đã có các nhà mạng hỗ trợ và thông báo cho bạn mỗi khi có cuộc gọi. Vậy nhà mạng nào có thể giúp các nhà khoa học làm điều này từ Trái Đất lên vũ trụ. Đó chính là hệ thống liên lạc DSN – Deep Space Network (Mạng Vũ Trụ Sâu) của NASA, một trong những hệ thống liên lạc lớn nhất và nhạy nhất trên thế giới.