Bản tin cổ phiếu công nghệ 10/2: Giá trị vốn hoá của Facebook giảm mạnh
Bản tin cổ phiếu công nghệ 10/2, sau thông tin về số lượng người dùng giảm lần đầu tiên kể tử khi thành lập đến nay đã khiến Facebook mất đến 2,1% giá trị trên thị trường chứng khoán qua đó làm giá trị vốn hoá thị trường của "ông lớn công nghệ" này về dưới mức 600 tỉ USD.
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 9/2: Vượt 44,000 USD bitcoin tiếp đà tăng mạnh
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 8/2: Toshiba sẽ chỉ tách thành 2 công ty
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 7/2: Amazon tăng giá trị 190 tỉ USD chỉ trong 1 ngày giao dịch
Bản tin cổ phiếu công nghệ 10/2, mã chứng khoán của Facebook trong phiên giao dịch ngày 8/2 đã giảm 2,1%, đưa giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn xuống 599,32 tỉ USD, ghi dấu lần đầu tiên giá trị vốn hóa thị trường của gã khồng lồ công nghệ này xuống dưới 600 tỉ USD kể từ tháng 5/2020.
Với giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống dưới 600 tỉ USD, mạng xã hội Facebook có thể được lợi ở một điểm - đó là tránh được nghĩa vụ pháp lý mới liên quan đến chống độc quyền.
Con số 600 tỉ USD là hạn mức mà các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ chọn làm ngưỡng phân định để áp dụng một gói các dự luật về cạnh tranh nhắm vào các công ty công nghệ lớn (Big Tech).
Về mức giá trị vốn hoá hiện nay có thể giúp Facebook thoát được những cáo buộc độc quyền nhưng sẽ khiến mạng xã hội này sẽ phải mất nhiều thời gian để khôi phục lại vị thế trước kia.
Nếu giá trị vốn hóa của Facebook duy trì ở dưới ngưỡng 600 tỉ USD, hãng này có thể tránh được những dự luật bổ sung, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, các đồng nghiệp lớn khác như Amazon, Alphabet, Apple và Microsoft phải tuân thủ các quy định mới.
Tuy nhiên, sẽ mất khá nhiều thời gian để bất kỳ dự luật nào trở thành luật và các điều khoản vẫn có thể được sửa đổi. Một dự luật của Thượng viện Mỹ gần đây còn đề xuất sử dụng ngưỡng vốn hóa thị trường ở mức 550 tỉ USD, thấp hơn so với dự luật của Hạ viện.
Bên cạnh đó, Facebook đang vướng vào một vụ kiện chống độc quyền với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vốn cáo buộc hãng này đã sử dụng việc mua lại Instagram và WhatsApp để duy trì thế độc quyền.
Nếu dự luật mới trở thành luật và Facebook nằm trong diện phải tuân thủ, dự luật có thể khiến hãng khó thực hiện các thương vụ mua lại tương tự trong tương lai.
Hồi tháng Một, một thẩm phán liên bang của Mỹ đã ra phán quyết cho phép FTC tiếp tục quy trình pháp lý trong vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Facebook. Phán quyết đã bác bỏ nỗ lực của gã khổng lồ mạng xã hội này nhằm kháng nghị một vụ kiện có khả năng gây tổn thất cả về uy tín và tài chính của hãng.
Vụ kiện của FTC đối với Facebook có thể kéo dài nhiều năm và được xem là một trong những thách thức quan trọng nhất mà ủy ban này đối mặt trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận