'Bóng ma' lạm phát của đeo đẳng thế giới trong thời gian dài sắp tới
Trên đây là nhận định của Tỉ phú Paul Tudor Jones khi nhận định về các biện pháp kích thích kinh tế hậu đại dịch kéo dài có thể khiến các chỉ số lạm phát tăng cao và diễn ra trong thời gian dài sắp tới.
- Với mục tiêu kiên định, ngành ngân hàng đã góp phần kiểm soát lạm phát bình quân dưới mức 4%
- FED giữ nguyên lãi suất dù lạm phát tăng cao
- Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin có thể trở thành công cụ chống lạm phát?
Tỉ phú Paul Tudor Jones, nhà sáng lập Tudor Investment Corporation, công ty quản lý cho các đối tác đầu tư của Paul, còn được coi là quỹ phòng hộ, tin rằng lạm phát vẫn tiếp diễn, gây ra mối đe dọa lớn đối với thị trường và nền kinh tế Mỹ.
Trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, ông Jones cho rằng vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu trên Main Street phải đối mặt là lạm phát và ông cho rằng lạm phát không phải là nhất thời và điều này chắc chắn là mối đe dọa đối với thị trường tài chính nói riêng và xã hội nói chung.
Gói kích thích kinh tế được các quốc gia áp dụng dù lạm phát tăng cao có thể khiến tình trạng lạm phát kéo dài hơn dự kiến.
Tỉ phú Jones cho biết chương trình kích thích tiền tệ và tài chính trị giá hàng nghìn tỉ USD là nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao trong thời gian dài. Để giải cứu nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã bổ sung hơn 4.000 tỉ USD thông qua chương trình nới lỏng tiền tệ, trong khi Chính phủ Mỹ chi hơn 5.000 tỉ USD cho các chương trình kích thích tài chính. Ông Jones cho rằng “lạm phát có thể tồi tệ hơn nhiều so với những gì chúng ta lo sợ”.
Cùng quan điểm, Giám đốc tài chính của Unilever, ông Graeme Pitkethly, nhận định áp lực lạm phát sẽ chưa sớm nới lỏng - một bất lợi tiềm tàng đối với các ngân hàng trung ương đang hy vọng mức tăng giá đột biến hiện nay sẽ chỉ là tạm thời. Theo ông, lạm phát trong năm 2022 có thể cao hơn năm nay và có khả năng đạt đỉnh vào nửa đầu năm tới.
Trong báo cáo kinh doanh công bố cùng ngày, Unilever đã báo cáo tăng trưởng doanh số quý III/2021 vượt kỳ vọng của thị trường. Đồng thời, tập đoàn cũng giữ nguyên dự kiến tỷ suất lợi nhuận cả năm bất chấp những lo ngại về khả năng hạ dự báo trước đó của một số nhà phân tích.
Báo cáo cho hay trong quý kết thúc vào ngày 30/9, doanh số bán cơ bản của Unilever tăng 2,5% và cao hơn mức dự báo 2,2% của các nhà phân tích. Mức tăng trưởng trên được hỗ trợ chủ yếu nhờ nhu cầu cao ở Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi mức tăng 4,1% về giá trị bù đắp lại sự sụt giảm 1,5% về doanh số bán.
Báo cáo của Unilever cũng nêu rằng hơn 2/3 lượng sụt giảm doanh số đến từ Đông Nam Á, nơi biến thể Delta khiến tình hình dịch bệnh ở đây diễn biến phức tạp và buộc các chính phủ phải mạnh tay kiểm soát dịch. Chính điều đó đã hạn chế hoạt động tiêu dùng tại các quốc gia này.
Khi cac đồng tièn mất dần vị thế cũng được xem là nguyên nhân của lạm phát.
Các nhà giao dịch lâu năm cho biết sức ép giá sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Lạm phát đã tăng ở mức cao nhất trong 30 năm trong tháng 9/2021 trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu tăng mạnh.
Chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân lõi, thước đo lạm phát được Fed sử dụng thường xuyên, đã tăng 0,3% trong tháng 8/2021 và tăng 3,6% so với một năm trước.
Người sáng lập Tudor Investment Corp. cho biết đã đến lúc tăng cường các biện pháp phòng chống lạm phát bao gồm hàng hóa và trái phiếu chính phủ ngừa lạm phát (TIPS), đồng thời các nhà đầu tư nên tránh thu nhập cố định trong môi trường lạm phát và lãi suất thấp này.
Ông Alan Jope, Giám đốc điều hành (CEO) của Unilever, cho biết tập đoàn đã và sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp đối phó trên các danh mục và thị trường của họ, cũng như đưa ra những mức định giá phù hợp và thực hiện một loạt các biện pháp đảm bảo năng suất để bù đắp chi phí gia tăng.
Thế giới đang trải qua giai đoạn lạm phát phi mã, khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch đối mặt với tình trạng nguồn cung hạn chế còn nhu cầu tăng mạnh. Chi phí nguyên liệu và năng lượng đang tăng cao, trong khi một số lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng hơn nữa bởi yêu cầu trả lương cao hơn vì họ gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân công.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận