Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc “ngấm đòn” chính sách
Tuần qua chứng kiến sự suy giảm nặng nề của nhóm 10 cổ phiếu công nghệ Trung Quốc mạnh nhất tại Mỹ khi đã đánh mất hơn 145 tỷ USD.
- Cổ phiếu công nghệ tiếp đà tăng mạnh trên sàn chứng khoán Mỹ
- Thao túng giá cổ phiếu DTL, một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng
- Kỷ lục mới trong giao dịch bán lẻ kết hợp nền tảng công nghệ tại Việt Nam
Hình minh họa
Thị trường đã chứng kiến sự suy giảm nặng nề của các cổ phiếu công nghệ: Alibaba - giảm 5% giá trị trong ngày trên sàn chứng khoán New York. Giá trị vốn hóa của hãng giảm từ 560 tỷ USD xuống 501 tỷ USD từ ngày 23/7. Hay Tập đoàn giáo dục TAL, Tập đoàn giáo dục và công nghệ New Oriental và hãng công nghệ giáo dục Gaotu là ba trong số những doanh nghiệp giáo dục lớn nhất của Trung Quốc. Cổ phiếu của mỗi hãng này đã giảm ít nhất 26% trong ngày 26-7.
Các nguồn tin cho hay, việc suy yếu của các cổ phiếu công nghệ này đến từ “yếu tố chính sách” khi chính phủ Trung Quốc muốn đại tu ngành giáo dục và cấm các công ty giáo dục tư nhân nhận đầu tư nước ngoài, huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Không chỉ tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ, nơi có nhiều cổ phiếu công nghệ mạnh của Trung Quốc, thông tin này cũng khiến thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) sụt điểm mạnh. Chỉ riêng trong ngày 26/7, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã đế mất hơn 4%.
Thực ra, đà suy giảm của cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu trước đó nhiều tháng. Hồi tháng 5/2021, tổng giá trị vốn hóa thị trường của 10 công ty công nghệ cao và công nghệ thông tin hàng đầu Trung Quốc, bao gồm Alibaba Group Holding và Tencent Holdings, đã giảm hơn 800 tỷ USD, tương đương gần 30% so với mức đỉnh đạt được hồi tháng Hai. Những diễn biến gần đây càng cho thấy sự lo ngại của giới đầu tư với chính sách quản lý của Trung Quốc với các doanh nghiệp đầu ngành về công nghệ.
Theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính Refinitiv, chỉ trong nửa đầu năm 2021, đã có hơn 30 công ty Trung Quốc chọn niêm yết cổ phiếu tại Mỹ, thu về tổng cộng 12,5 tỉ USD, cao hơn con số 12 tỉ USD huy động được trong cả năm 2020.
Tuy nhiên, có vẻ như con đường niêm yết tại Mỹ để huy động vốn của các doanh nghiệ Trung Quốc sẽ không còn bằng phẳng như trước, khi chính phủ nước này đang ngày càng siết chặt quản lý bởi lo sợ kho dữ liệu khổng lồ mà các công ty công nghệ đang nắm giữ sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát.
Tính đến phiên 30/7, TTCK Trung Quốc vẫn rơi vào cơn bán tháo với mức độ biến động tăng cao trở lại. Chỉ số Hang Seng mất 2%. Các cổ phiếu công nghệ quay đầu lao dốc, ví dụ Alibaba mất 5,5%, Tencent giảm gần 4% trong khi Meituan mất hơn 8%. Chỉ số Hang Seng Tech giảm sâu 4%. Trong 2 phiên đầu tuần, chỉ số Hang Seng đã giảm tổng cộng hơn 8% và hồi phục gần 3% trong phiên hôm qua.
Trên thực tế, Chính quyền đã có sự can thiệp để giảm đà suy yếu của thị trường chứng khoán và cổ phiếu công nghệ. Bắc Kinh đã gấp rút hành động để trấn an khi thông báo rằng cơn bán tháo đã kết thúc, trong khi cơ quan quản lý TTCK tổ chức 1 cuộc họp trực tuyến khẩn với sự tham gia của các lãnh đạo ngân hàng để truyền tải thông điệp rằng chính sách siết chặt quản lý ngành giáo dục trực tuyến không hướng đến mục đích làm tổn hại những công ty trong các ngành khác.
Tuy nhiên, thị trường vẫn có cách vận hành riêng của nó. Và dường như, mối lo sợ về những điều không chắc chắn sẽ vẫn còn ám ảnh thị trường chứng khoán Trung Quốc nói chung, các cổ phiếu công nghệ gốc Trung Quốc nói riêng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận