Có tới 95% ngân hàng tin tưởng trí tuệ nhân tạo sẽ ngăn chặn rửa tiền tốt hơn
Kết quả khảo sát của Công ty phần mềm phân tích toàn cầu FICO cho thấy, 95% các ngân hàng Việt Nam tin rằng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ tăng cường các nỗ lực chống rửa tiền.
- AI4VN - Ngày hội khởi động trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
- Ericsson ra mắt dòng sản phẩm Network Services dựa trên trí tuệ nhân tạo
- "Ngành ngân hàng sẽ có sứ mạng đi đầu về chuyển đổi số"
Ngược lại, khi được hỏi về hiệu quả của công nghệ cũ dựa trên các quy tắc (rule-based), 64% ngân hàng Việt Nam cho biết họ vẫn tin vào khả năng của các hệ thống chống rửa tiền (AML), mặc dù 45% cho biết họ gặp phải những khó khăn đáng kể khi điều chỉnh chúng.
Timothy Choon, Trưởng bộ phận Tội phạm Tài chính của FICO tại châu Á - Thái Bình Dương cho biết, các hệ thống tuân thủ dựa trên các quy tắc tiếp tục là chủ lực của các ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương khi chống tội phạm tài chính.
“Tuy nhiên, một số ngân hàng áp dụng sớm đang bắt đầu bước vào thế giới mới của AI và nhận ra rằng các hệ thống dựa trên quy tắc có từ hàng thập kỷ qua không thể tự mình theo kịp các mối đe dọa tinh vi”, ông Timothy Choon nói.
Ảnh minh hoạ.
Cũng theo ông Timothy Choon, bí quyết là vận hành công nghệ AI tiên tiến và khiến nó hoạt động song song với các hệ thống dựa trên quy tắc.
“Trên thực tế, 20% số ngân hàng được khảo sát chọn đây là trở ngại chính của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm thiểu rủi ro tội phạm tài chính”, ông Timothy Choon nhấn mạnh.
Cuộc khảo sát cho thấy những thách thức chính đối với các giải pháp tuân thủ AML hiện có trong khu vực là: khả năng đáp ứng các loại rủi ro tuân thủ mới trong các kênh và sản phẩm; khả năng cung cấp giải pháp tuân thủ tích hợp đầu cuối; và cơ sở hạ tầng để cập nhật nhanh chóng với các thay đổi trong quy định.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, các ngân hàng đa quốc gia thiên về sử dụng hệ thống AML của các nhà cung cấp giải pháp, trong khi việc sử dụng hệ thống tự phát triển phổ biến hơn với các ngân hàng trong nước.
Kết quả khảo sát của FICO cũng cho biết, phần lớn các ngân hàng (93%) trên khắp châu Á - Thái Bình Dương có khả năng tiếp tục chi tiêu cho công nghệ phục vụ việc nâng cấp hoặc tăng cường hệ thống tuân thủ của họ.
Tuy nhiên, tại các trung tâm tài chính, những khu vực quan trọng như Singapore và Hồng Kông, chỉ có hai phần ba số người được hỏi cho biết ngân hàng của họ có khả năng sẽ bắt đầu đầu tư mới vào công nghệ tuân thủ, có thể là do họ đã chi tiêu đáng kể trong lĩnh vực này trong những năm gần đây.
Tại Việt Nam, 96% ngân hàng cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư tuân thủ trong năm tới và 27% có kế hoạch để tăng đáng kể khoản đầu tư này vào năm 2021. Tổng mức đầu tư vào công nghệ tuân thủ của các ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng vào năm 2021.
Kết quả khảo sát cho biết, 49% số ngân hàng được hỏi cho biết ngân sách sẽ tăng, với 34% dự kiến sẽ tăng đáng kể. Điều thú vị là, các ngân hàng nước ngoài nghiêng về chi tiêu mới so với các đối tác trong nước. Indonesia, Australia, Thái Lan và Philippines là những thị trường cho biết sẽ đầu tư nhiều nhất vào năm 2021.
"Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 5 cho thấy ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế gần đây do đại dịch gây ra, các ngân hàng vẫn cam kết chi tiêu có mục tiêu giúp tăng khả năng phòng thủ tuân thủ AML của họ". Mức độ sẵn sàng tăng lên về nhận thức về sự tuân thủ và về gian lận như một nguy cơ tội phạm tài chính phổ biến - một kẻ lừa đảo có nhiều khả năng sẽ rửa tiền và ngược lại.
Sự hội tụ này là một xu hướng toàn cầu. Các ngân hàng ở Mỹ và Anh đang trong quá trình tích hợp đầy đủ các chức năng tuân thủ và chống gian lận của họ, tập hợp các nhóm, lãnh đạo và công nghệ. Chúng tôi tin rằng các ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương đang hướng đến những thị trường này để xem những gì sẽ có hiệu quả, với kế hoạch thực hiện nhanh chóng trong 24-36 tháng tới", ông Choon nói.
Khảo sát tuân thủ AML tích hợp của FICO được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 bằng cách sử dụng một cuộc thăm dò định lượng trực tuyến của 256 giám đốc điều hành cấp cao từ các ngân hàng trên mười một quốc gia được thực hiện bởi một công ty nghiên cứu độc lập thay mặt FICO. Các quốc gia được khảo sát là Australia, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), Thái Lan và Việt Nam. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận