Cuộc đua thoái sạch vốn tại NNG diễn ra như thế nào?
Tổng khối lượng cổ phiếu đăng ký bán ra hơn 67 triệu cp, chiếm tỷ lệ hơn 96% tại CTCP Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (Nhựa Ngọc Nghĩa, UPCoM: NNG). Số lượng này gồm hầu hết các lãnh đạo công ty và các quỹ ngoại, điều ngạc nhiên là đồng loạt diễn ra việc bán cổ phiếu.
- Chứng khoán Liên Việt thoái vốn tại Sacombank
- Cổ đông lớn còn lại của Điện Tây Bắc muốn thoái vốn
- Red Capital muốn thoái vốn tại Viglacera
Cụ thể, cổ đông lớn nhất tại NNG - Tempel Four Limited - đơn vị thuộc quỹ VinaCapital, muốn bán toàn bộ hơn 29 triệu cp NNG (tỷ lệ 37.8%) từ ngày 18/03 đến ngày 08/04.
Về mối liên hệ, bà Nguyễn Thị Diệu Phương - Ủy viên HĐQT NNG, bà Nguyễn Ngọc Chi Mai - Thành viên BKS và Jess Rueloekke - Ủy viên HĐQT, đều đang là người đại diện phần vốn góp của Tempel Four Limited.
Bên cạnh đó, loạt lãnh đạo cấp cao của NNG như ông La Bùi Hoàng Nghĩa - Chủ tịch HĐQT, La Bùi Hồng Ngọc - TGĐ và La Văn Hoàng cũng lần lượt đăng ký thoái toàn bộ vốn tại NNG.
Đáng chú ý, động thái này diễn ra sau khi Indorama Netherlands B.V - công ty thành viên của Indorama Ventures, nhà sản xuất các sản phẩm hóa học hàng đầu tại Thái Lan, thông báo chào mua công khai 100% vốn (81.57 triệu cp) của NNG.
Indorama Netherlands là doanh nghiệp có vốn điều lệ 18,000 EUR. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là tài chính, sản xuất sợi nhân tạo.
Với mức giá chào mua 26,219 đồng/cp, Indorama Netherlands B.V dự kiến sẽ chi khoảng 2,139 tỷ đồng cho thương vụ này. Thời gian nhận đăng ký bán từ cổ đông hiện hữu từ ngày 28/02 - 11/04/2022.
Về NNG, được thành lập vào năm 1993 và hiện là Công ty hàng đầu về sản xuất ngành PET (nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại polyester), chuyên sản xuất phôi, chai và nắp. Đơn vị này có vốn điều lệ gần 816 tỷ đồng.
NNG hiện đang sở hữu 100% vốn tại 2 Công ty con là Công ty TNHH MTV PET Quốc tế và Công ty TNHH MTV Bao bì Quốc tế Ngọc Nghĩa.
Ngoài ra, Công ty đang sở hữu 3 nhà máy gồm nhà máy Bắc Ninh, nhà máy Củ Chi và nhà máy Tây Ninh với năng suất hơn 7 tỷ đơn vị mỗi năm. Hiện tại, sản phẩm của NNG đang xuất khẩu sang thị trường Châu Á và Châu Đại Dương.
Xét về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2021, doanh thu thuần đạt gần 1,855 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và lãi ròng hơn 103 tỷ đồng, tăng 23%.
Năm 2021, NNG đặt mục tiêu doanh thu đạt 1,786 tỷ đồng và lãi sau thuế dự kiến đạt 90 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch, đơn vị đã vượt 4% chỉ tiêu doanh thu và 15% chỉ tiêu lãi sau thuế.
Tại thời điểm cuối năm 2021, quy mô tổng tài sản của NNG ghi nhận gần 2,150 tỷ đồng, giảm 8% so với hồi đầu năm. Ngược lại, hàng tồn kho tăng 26%, lên gần 188 tỷ đồng, chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu và thành phẩm.
Nợ phải trả thời điểm này cũng giảm 28%, xuống còn 797 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn giảm 36%, xuống còn 385 tỷ đồng và nợ vay dài hạn giảm 26%, ghi nhận gần 175 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu NNG đang được giao dịch quanh mức giá cao kỷ lục 25,600 đồng/cp (9h52p phiên sáng 21/03), tăng 18% qua 1 tháng trở lại đây, khối lượng giao dịch bình quân gần 59,000 cp/phiên.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận