Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 23/8: Khả năng cao điều chỉnh đi xuống
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 23/8, Tạp chí Điện tử dẫn nguồn Vietstock thông tin về những nhận định và đánh giá của các chuyên gia đối với các tín hiệu thị trường để nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 23/8, VN-Index tiếp tục điều chỉnh sau phiên rung lắc mạnh cuối tuần trước. Chỉ số hiện đang test lại đường SMA 100 ngày và có nguy cơ phá vỡ luôn ngưỡng này.
Nếu đường SMA 100 ngày vẫn được giữ vững thì tình hình sẽ có thể tích cực trở lại. Tuy nhiên, trong trường hợp hỗ trợ này bị phá thủng thì vùng 1,230-1,260 điểm (đáy cũ tháng 07/2021 và trendline giảm dài hạn bắt đầu từ tháng 03/2020) sẽ là hỗ trợ quan trọng.
Chỉ báo MACD đã cho tín hiệu bán. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã rơi xuống dưới vùng quá mua (overbought) nên rủi ro tiếp tục điều chỉnh vẫn khá cao.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán của HNX-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 23/8, HNX-Index xuất hiện mẫu hình nến Doji sau phiên sụt giảm mạnh trước đó. Điều này chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang phân vân về triển vọng của chỉ số này.
Chỉ báo Relative Strength Index tiếp tục giảm sau khi rơi khỏi vùng overbought. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD đang lao nhanh về đường signal. Nếu chỉ báo này cắt xuống dưới đường signal để cho tín hiệu bán thì tình hình sẽ bi quan hơn nữa.
Hiện tại, vùng 320-330 điểm (đỉnh cũ tháng 6/2021 và tháng 7/2021) đang là hỗ trợ gần nhất cho chỉ số trong trường hợp HNX-Index tiếp tục sụt giảm. Bên cạnh đó, đường SMA 50 ngày đang hiện diện gần đây nên độ tin cậy là khá cao.
Trước đó, chốt phiên giao dịch sáng 23/8 VN-Index giảm 18,08 điểm xuống 1.311,35 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 430,2 triệu đơn vị, tương ứng gần 14.155 tỉ đồng. Toàn sàn có 98 mã tăng giá, trong khi có tới 282 mã giảm giá và 25 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,91 điểm xuống 337,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 110,2 triệu đơn vị, tương ứng gần 2.686 tỉ đồng. Toàn sàn có 76 mã tăng giá, 124 mã giảm giá và 168 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 1,34 điểm xuống 91,36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 63,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.094 tỉ đồng. Toàn sàn có 91 mã tăng giá, 159 mã giảm giá và 652 mã đứng giá.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh trong khi các thị trường chứng khoán khác tại châu Á lại phục hồi phiên sáng 23/8, sau khi giảm mạnh trong tuần trước do những lo ngại về tình hình dịch COVID-19 chưa có nhiều dấu hiệu giảm bớt và dòng tiền tìm đến các tài sản an toàn đã nâng giá đồng USD lên trước khi chính sách tiền tệ của Mỹ được cập nhật.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận