Xuất hiện nhiều thương vụ thâu tóm cổ phần liên quan đến Kho vận Miền Nam
Từ ngày 17/8 - 10/9/2020, CTCP Kho vận Miền Nam - Sotrans (HOSE: STG) chỉ mua thành công 6/67,1 triệu cổ phiếu SWC của Tổng CTCP Đường sông Miền Nam - Sowatco (UpCOM: SWC).
- 10 cổ phiếu niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán giờ ra sao?
- 10 công ty chứng khoán tiêu biểu được HNX vinh danh
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Trước đó, STG đã đăng ký mua 67,1 triệu cổ phiếu SWC. Như vậy, STG chỉ mới thực hiện được 9% trong tổng số cổ phiếu đăng ký do các cổ phiếu còn lại của các cổ đông nhỏ lẻ nên chưa thực hiện mua hết được và thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu SWC từ Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Sotrans (SII) sang STG chưa hoàn tất. Được biết, SII là Công ty con của STG và hiện đang nắm giữ 84,4% vốn tại SWC.
Ngoài ra, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu, STG tiếp tục đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu VTX của CTCP Vận tải Đa Phương Thức Vietranstimex (UpCOM: VTX) theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 18/9 - 15/10/2020. Nếu giao dịch thành công, STG sẽ thâu tóm 100% vốn tại VTX, tương đương gần 21 triệu cổ phiếu (hiện đang sở hữu 84% vốn).
Xa hơn, từ ngày 21/7 - 19/8/2020, CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần vừa thông báo đã mua được hơn 54 triệu cổ phiếu STG; giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận hoặc mua từ công ty có sở hữu cổ phiếu STG trong đó Indo Trần có nhận chuyển quyền sở hữu cổ phiếu STG thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam từ Công ty TNHH MTV Gelex Logistics.
Theo báo cáo, Indo Trần đăng ký mua tổng cộng gần 57,2 triệu cổ phiếu STG nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans lên 98,25%. Tuy nhiên hết thời gian đăng ký, Indo Trần mới mua được hơn 54 triệu cổ phiếu. Số còn lại do các cổ đông nhỏ lẻ sở hữu, giao dịch lượng quá ít nên chưa thực hiện mua hết được. Sau giao dịch, Indo Trần đã nâng lượng sở hữu tại Sotrans lên hơn 95 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 96,745%.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, STG báo lỗ ròng gần 7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 68 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty mẹ ghi nhận khoản lỗ từ thanh lý khoản đầu tư vào Công ty liên kết MHC với số tiền 56 tỷ đồng và các Công ty con ghi nhận khoản lỗ hơn 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản của STG ghi nhận hơn 2.447 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với đầu năm. Nợ phải trả của STG cũng tăng mạnh 39% lên mức 759 tỷ đồng trong đó STG đang vay 139,7 tỷ đồng từ CTCP Dịch vụ và Đầu tư Trustlink đồng thời phải trả Soreco 40 tỷ đồng tiền nhận tạm ứng hỗ trợ di dời.
Trong năm 2020, STG đề ra chỉ tiêu lãi trước và sau thuế tăng 28% so với kết quả năm trước, lần lượt ghi nhận 106 tỷ đồng và 88 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, trong 10 phiên gần nhất, dù giao dịch không quá tích cực song mã vẫn tích lũy được xấp xỉ 1.000 đồng về thị giá đặc biệt là phiên tăng trần ngày 14/9 (đạt 15.750 đồng/cổ phiếu). Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn (không đáng kể) giá từ thời điểm đầu năm).
Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 17/9, cổ phiếu STG mở cửa giảm 1,9% về mức 15.600 đồng (lúc 9h25) cùng khớp lệnh chưa đến 1.000 đơn vị.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận