Ứng dụng "cho vay nặng lãi" online Trung Quốc tràn vào Việt Nam
Trước hành động kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ Trung Quốc đối với các ứng dụng cho vay đã khiến cho các đơn vị này phải lựa chọn thị trường Việt Nam làm "bến đỗ" để ứng phó.
- Cho vay online tại Trung Quốc đang thoái trào vì những hệ lụy
- Siết mạnh cho vay tiền mặt tiêu dùng, FE Credit bị ảnh hưởng mạnh ra sao?
- Tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn sẽ về mức dưới 30% từ năm 2022
Hàng loạt app cho vay nặng lãi đang quảng bá rầm rộ, dễ dàng tiếp cận, vay tiền và người vay sẽ phải trả lãi rất cao - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Hiện có khoảng 60 - 70 doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc vào VN lập DN và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online thông qua các app với lãi suất "cắt cổ".
Lãi suất hơn 1.000%/năm
Ngày 7/5, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Tấn Vũ Khanh, giám đốc phát triển quốc gia của Hãng bảo mật Kaspersky tại VN, nhấn mạnh việc một DN, cá nhân nào đó ở quốc gia nào đó đứng sau lưng một công ty thanh toán (hợp pháp) là chuyện không lạ.
Mới đây Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh do người Trung Quốc cầm đầu.
Theo đó, một nhóm người Trung Quốc núp bóng sau một số DN cho vay tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan" và "VD online". Chỉ từ tháng 4-2019 đến nay, nhóm đã cho 60.000 người vay khoảng 100 tỉ đồng, lãi suất đến hơn 1.000%/năm.
Phản ảnh đến báo chí thời gian qua, nhiều người vay của các ứng dụng này cho biết do thời gian vay ngắn, lãi suất cao, nhiều người không kịp xoay tiền trả nợ.
Đường cùng, họ được gợi ý vay app khác để trả nợ cũ, thực chất cũng là app trong đường dây của nhóm người Trung Quốc. Có trường hợp vay 18 - 20 app, không thể trả nợ, tính chuyện tự tử.
Trung Quốc siết, "dạt" qua VN
Ông Nguyễn Hòa Bình - chủ tịch NextTech Group (tiền thân là PeaceSoft Group, một hệ sinh thái gồm nhiều công ty, như mPOS.vn, Weshop.com.vn, Chodientu.vn...) - cho biết hiện có khoảng 60 - 70 DN Trung Quốc vào VN lập DN và thuê người Việt đứng tên để cho vay online. Họ không gọi cho vay mà chỉ quảng bá gọi người vay. Nhiều khả năng nguồn vốn từ Trung Quốc chuyển qua.
"Bản chất là cho vay nặng lãi. Năm 2019 Trung Quốc siết hoạt động cho vay ngang hàng, nhiều DN Trung Quốc đã chạy qua các nước Đông Nam Á, trong đó có VN vì VN chưa có hành lang pháp lý chặt cho hoạt động cho vay ngang hàng, vay qua app" - ông Bình nói. Đồng thời cho rằng VN nên nhanh chóng đưa ra hành lang pháp lý, cho một số đơn vị được thí điểm.
Ông Ngô Tấn Vũ Khanh nhấn mạnh VN chưa có chính sách rõ ràng... nên mới bị tình trạng như hiện nay. Điều này khiến các DN fintech chân chính lo lắng trong khi những DN làm "lậu" dễ chiếm lĩnh thị trường.
Ông Khanh cũng đề xuất cần nhanh chóng ban hành khung pháp lý thí điểm, hay còn gọi là sandbox cho các mô hình ứng dụng công nghệ mới, như dịch vụ tài chính.
* Ông Trần Viết Quân (nhà sáng lập ứng dụng Tanca.io):
Không khó để khống chế
Người dân trước khi cài đặt các ứng dụng liên quan đến tài chính nên xem các nội dung đánh giá của người dùng khác trên kho tải. Sau đó truy cập vào website chính thức của ứng dụng để xem về độ tín nhiệm của sản phẩm.
Với cơ quan chức năng, đề xuất biện pháp cơ quan chức năng nên có bộ phận rà quét, xử lý những ứng dụng cho vay không phép. Điều này không khó nếu chúng ta tổ chức được một kênh tiếp nhận và thực thi xác minh thông tin phản ảnh từ người dân một cách nhanh chóng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận