Chuỗi Điện thoại siêu rẻ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động
Xác nhận với báo giới, đại diện chuỗi cho biết: "Chúng tôi đã đóng cửa chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ để chuyển sang một mô hình mới. Hiện tại tôi chưa thể tiết lộ thêm về mô hình này".
- Cửa hàng Thế giới di động ở Campuchia bớt “hoành tráng” hơn để phù hợp văn hoá mua sắm bản địa
- Samsung, Viettel, VNPT, Thế Giới Di Động dẫn đầu Top 20 doanh nghiệp CNTT có doanh thu cao
- Thế Giới Di Động (MWG) lên kế hoạch phát hành hơn 10,6 triệu cổ phiếu ESOP
Ghi nhận, từ ngày 29/6, khi truy cập vào website dienthoaisieure.com cũng thông báo dừng hoạt động từ ngày 29/6 và tự chuyển về trang của Thế giới Di động. Cùng với đó, các cửa hàng thuộc chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ cũng lần lượt đóng cửa.
Xác nhận với báo giới, đại diện chuỗi cho biết: "Chúng tôi đã đóng cửa chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ để chuyển sang một mô hình mới. Hiện tại tôi chưa thể tiết lộ thêm về mô hình này".
Được biết, chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ thuộc hệ thống Thế giới Di động chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8/8/2019. Giá tại các cửa hàng này thấp hơn ít nhất 10% so với giá cùng sản phẩm tại các cửa hàng Thế Giới Di Động. Bù lại, đối với mô hình này, MWG sẽ giảm thiểu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí hoạt động và giảm dịch vụ khách hàng như đổi trả sản phẩm, bảo hành…
Mục tiêu chuỗi hướng đến phục vụ những người dùng cần mua điện thoại với mức giá rẻ, dĩ nhiên giảm thiểu tối đa các dịch vụ đi kèm hoặc thu lại quà khi khách hàng mua máy. "Với hình thức này, Công ty sẽ giành thêm thị phần từ các cửa hàng nhỏ lẻ (khoảng 20% thị trường) bằng cách khai thác các khách hàng chú trọng về giá", đại diện MWG từng chia sẻ.
Đây là một trong những mô hình MWG sớm từ bỏ khi mới đầu tư, tương tự trang thương mại điện tử Vuivui.com cũng bỏ dở giấc mơ số 1 Việt Nam chỉ sau 2 năm hoạt động. Động thái dừng hoạt động chuỗi điện thoại giá rẻ diễn ra trong bối cảnh toàn nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng đã, đang và còn chịu áp lực từ ảnh hưởng Covid-19.
Riêng MWG, tháng 4 là tháng Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề do việc đóng cửa theo chủ trương giãn cách giai đoạn bùng dịch tại Việt Nam. Bước sang tháng 5/2020 tình hình bắt đầu cải thiện, doanh thu 10.305 tỷ đồng, tăng 32% so với tháng 4 và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng có mức doanh thu cao thứ 2 kể từ đầu năm nay (chỉ sau tháng Tết Âm Lịch).
Trong đó, ngành hàng điện lạnh đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng. Ngoài hiệu ứng chi tiêu bù lại cho nhu cầu mua sắm bị hạn chế trong thời gian dịch bệnh, thời tiết nắng nóng kéo dài và diễn ra trên diện rộng từ cuối tháng 4 đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện lạnh.
Lợi nhuận sau thuế đạt 382 tỷ đồng, tăng 83% so với tháng 4 và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận ròng tháng 5 quay về mức 3,7%, tương đương giai đoạn trước khi dịch bệnh bùng phát.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận