Cái hồn tinh túy của trà đạo Việt
Từ xưa, những tiền nhân sành sỏi nghệ thuật uống trà đã từng nói “nhất thủy – nhì trà – tam bôi – tứ bình – ngũ quần anh” cũng phần nào nói lên được phong cách của trà Việt.
- Ẩm thực ba miền: ô mai và cái nôi của văn hóa ăn quà xứ Tràng An
- Đặc sản vùng Kinh Bắc: Bánh tôm Phủ Tây hồ nức tiếng kinh đô
Nhất thủy: Nước thường là nước do tuyết tan, nước mưa hứng ở giữa trời, nước lấy từ các con suối thiên nhiên hoặc lấy từ nước giếng sâu. Cách đun nước cũng hết sức cung phu. Phải đun bằng than để không làm mất đi mùi vị của trà. Đun nước khoảng sôi sủi tăm, sôi đầu nhang. Tuyệt đối không dùng nước sôi để pha trà vì sẽ làm hỏng mùi vị và làm cháy trà.
Tam bôi tức là chén uống trà, các cụ thường chọn các loại chén hột mít, chén mắt trâu. Trước khi rót trà cần phải tráng qua nước sôi để làm nóng và tẩy vệ sinh.
Trà đạo Việt (Nguồn: tlabbey.com)
Tứ bình chính là ẩm pha trà. Trước khi pha trà cần phải rửa trà bằng một ít nước sôi, sau đó đổ đi… để cho trà nở đều và mang đậm hương vị nhất.
Cuối cùng là Ngũ quần anh - bạn trà. Để tìm được một người bạn trà, biết thưởng thức nghệ thuật của trà, văn hóa uống trà rất khó, nên các cụ ngày xưa đã đưa nghệ thuật uống trà vào hàng chiếu trên của các bậc thi sĩ.
Ngoài ra, phong cách mời trà của người Việt cũng lắm công phu. Sau khi tráng chén bằng nước sôi cho sạch và giữ nhiệt, người ta xếp các chén nằm sát nhau thể hiện sự gắn bó giữa con người với con người, cái tình làng nghĩa xóm khi mời nhau chén trà. Hình tròn của các chén xếp thành thể hiện mong muốn viên mãn, đầy đủ.
Làm ấm chén trà trước khi rót trà (nguồn:
Nếu rót trà theo hình tròn của các chén, mỗi chén rót một chút, từ đầu đến cuối, rồi lại vòng ngược lại đến đầu, điều này làm cho trà không có sự chênh lệch đậm nhạt giữa chén đầu và chén cuối. Ý nghĩa của nó là thể hiện sự bình đẳng giữa chủ và khách trong sự hưởng thụ tinh tuý của thiên nhiên.
Vì lẽ ấy các bậc tiền nhân thường có cách uống trà như sau: trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ, thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái đã thấy dịch vị trong miệng tiết ra có vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà.
Các chén trà để cạnh nhau và rót theo hình tròn (nguồn: internet)
Thời điểm uống trà hợp lý nhất là vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua - ngày tới, uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.
Về không gian thưởng trà của người Việt thường mang hơi hướng của văn hóa thiền - là không gian thanh tịnh, thuần khiết, tao nhã, êm dịu.
Trà đạo Việt không là một cái đạo như trà đạo Nhật Bản, không quá cầu kỳ như trà nghệ Trung Hoa, cũng không quá thực dụng như trà châu Âu. Trà đạo Việt Nam tuy thoáng mà thấm đậm nét đẹp văn hóa, bình dị, mộc mạc mà chân thành như chính con người Việt.
Người Việt có văn hóa thưởng trà từ ngàn đời xưa (nguồn: vietcotra.vn)
Văn hóa uống trà của người Việt Nam đã hình thành từ thế kỷ thứ 9. Trà đạo Việt Nam không đạo ấy mà là đạo. Cái đạo ấy bình dị như trong Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông: “đói ăn khát uống mệt ngủ liền”.
Trong trà đạo Việt, chữ đạo được hiểu là con đường. Thưởng thức một chén trà mang phong cách Việt là thưởng thức cả một nét văn hóa Việt. Pha một ấm trà nóng người ta có thể ngồi trà đàm, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự.
Một chén trà xanh thơm của người Việt chứa đựng nhiều ý nghĩa. Màu nước vàng sánh trong xanh như trời biển. Vị đắng chát gợi lên nỗi vất vả của người làm trà thủ công. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình.
Hình thức đối ẩm trong trà đạo Việt (nguồn: internet)
Như G.S Trần Ngọc Thêm nói: “Người Việt Nam mời nhau uống trà không phải đơn thuần là để giải khát, mà là để biểu hiện một phong độ văn hóa thanh cao, một sự kết giao tri kỷ, một tấm lòng ước mong hòa hợp, một sự tâm đắc của những người đối thoại. Người Việt Nam mời nhau uống trà là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, chuyện thế thái nhân tình, để cảm thấy trong chén trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây và muôn vật.”
Với những đặc điểm trên nên văn hóa trà Việt đã được người đời tổng kết vừa có nét cầu kỳ, vừa mang tính dân dã. Khi uống một chén trà trong người cảm thấy giải khát, sung sướng trong buổi trưa hè nắng nóng hay cảm thấy ám áp trong những ngày giá rét đêm đông, như uống cả thiên nhiên phong thủy hỏa thổ vào lòng với niềm vui sướng.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận