Hạ tầng internet Việt Nam góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế số
“Báo cáo internet, tài nguyên internet Việt Nam2021” cho biết, trong 21 năm qua tài nguyên internet Việt Nam đã có bước tăng trưởng ngoạn mục để xây dựng nền tảng kết nối tạo đà cho định hướng phát triển kinh tế số.
- Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
- Chiến thắng thuộc về "người" nhanh nhất khi cả thế giới chuyển đổi sang nền kinh tế số
- Dữ liệu chính là đơn vị tiền tệ trong thời đại kinh tế số
Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam, năm 2021 ghi nhận sự phát triển các mạng độc lập, kết nối đa hướng, triển khai công nghệ an toàn kết nối, định tuyến internet.
Tỷ lệ tăng trưởng thành viên địa chỉ internet năm 2021 trên 20% so với năm 2020. Năm 2021, ứng dụng công nghệ xác thực định tuyến (RPKI) trên mạng internet Việt Nam gia tăng mạnh.
Tính đến ngày 30/11, có 54 tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam triển khai công nghệ xác thực định tuyến trong định tuyến các vùng địa chỉ trên internet. Công nghệ này sẽ tiếp tục được VNNIC thúc đẩy, tăng cường trong năm 2022.
Hạ tầng inetnet Việt Nam được xem là phần quan trọng trong phát triển kinh tế số.
Trong Báo cáo internet, tài nguyên internet Việt Nam 2021 còn có các số liệu cập nhật về tỷ lệ sử dụng ứng dụng giao thức internet thế hệ 6 (IPv6) của internet Việt Nam, việc triển khai tên miền quốc gia “.vn” và cập nhật số liệu về hệ thống đo tốc độ truy cập internet Việt Nam (trên ứng dụng i-Speed by VNNIC)...
Kết quả báo cáo cho thấy, trong 21 năm qua, sự tăng trưởng ngoạn mục của tài nguyên internet Việt Nam với sự hoạt động ổn định, an toàn của hệ thống kỹ thuật hạ tầng internet đã góp phần tạo động lực cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của internet Việt Nam. Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng và có những đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của internet toàn cầu.
Theo số liệu tại Báo cáo internet, tài nguyên internet 2021, hiện có 660 hệ thống mạng sử dụng địa chỉ internet (IP) hoặc số hiệu mạng (ASN) độc lập kết nối với nhau hình thành internet Việt Nam.
Con số này tăng 20% so với năm 2020. Các mạng trong nước kết nối với nhau thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ (ISP) và qua Trạm trung chuyển internet quốc gia.
Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam có ba điểm Trạm trung chuyển internet quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một điểm mở rộng tại VNPT Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng băng thông kết nối khoảng 400Gbps với 50 mạng thành viên. Số lượng mạng thành viên kết nối tăng 8,7% so với năm 2020.
Việc tăng cường kết nối qua Trạm trung chuyển internet quốc gia (VNIX) không chỉ góp phần phát triển hạ tầng số, thúc đẩy lưu lượng, băng thông kết nối trong nước, nội dung trong nước, mà còn góp phần đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục của mạng internet Việt Nam, từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối internet của khu vực.
Hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS) là một trong các hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia, được xem là trái tim của mạng internet Việt Nam. Tính đến năm 2021, Trung tâm Internet Việt Nam đã triển khai thành công ba cụm máy chủ tên miền gốc (DNS Root) tại Việt Nam, kết nối với Trạm trung chuyển internet quốc gia, giúp hỗ trợ truy cập dịch vụ tên miền không phụ thuộc vào các máy chủ DNS gốc đặt tại nước ngoài và tăng tốc độ truy vấn tên miền “.vn” nhanh gấp 5-10 lần.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận