Trung Quốc buộc người dùng mạng viễn thông quét nhận diện khuôn mắt từ 1/12
Trong một thống báo mới đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu các công ty kinh doanh mạng viễn thông sẽ phải thu thập thông tin nhận diện khuôn mặt người dùng khi đăng ký số điện thoại mới tại các cửa hàng thông qua AI từ ngày 1/12.
- Cách xem lại và tắt tính năng nhận diện khuôn mặt trên Facebook
- Công nghệ nhận diện gương mặt đã tinh vi đến mức độ nào?
- Fujitsu: Phát triển thành công giải pháp nhận diện chính xác cảm xúc người dùng
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, kể từ ngày 1/12, nước này sẽ yêu cầu các công ty kinh doanh viễn thông thu thập thông tin về nhận diện khuôn mặt khi người dùng đăng ký số điện thoại mới tại các cửa hàng.
Tháng 9 vừa qua, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố thông báo về vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích của công dân trên mạng, trong đó đề ra các quy định về yêu cầu người dùng đăng ký tên thật.
Thông báo nêu rõ các công ty viễn thông sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các phương pháp kỹ thuật khác để xác định danh tính người dùng khi họ đăng ký số điện thoại mới. Trong các bước đi tiếp theo, bộ sẽ tăng cường giám sát và thúc đẩy việc quản lý đăng ký tên thật cho người dùng điện thoại.
Trung Quốc đã thúc đẩy việc đăng ký sử dụng tên thật cho người dùng kể từ năm 2013, đồng nghĩa với việc thẻ căn cước của họ sẽ kết nối với một số điện thoại. Việc tận dụng AI diễn ra trong bối cảnh công nghệ nhận diện khuôn mặt đang chứng tỏ sức hút trên khắp Trung Quốc, khi công nghệ được áp dụng cho mọi thứ, từ thanh toán ở siêu thị cho đến việc giám sát. Người tiêu dùng Trung Quốc cũng đón nhận công nghệ mới một cách rộng rãi.
Không chỉ riêng người dùng điện thoại di động, các mạng xã hội như Weibo cũng được yêu cầu phải tiến hành đăng ký bằng tên thật vào năm 2012. Việc tăng cường giám sát mạng xã hội là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm "thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, có trật tự của Internet, bảo vệ an ninh nhà nước và lợi ích của người dân".
Trước đó, các nhà lập pháp nước này đã ban hành những quy định mới về đã ban hành các quy định mới cấm các nhà cung cấp băng hình (video) và âm thanh (audio) trực tuyến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (bots) để sản xuất "tin giả".
"Tin giả" là một từ được khái quát hóa, để chỉ bất cứ thông tin gì phát sinh từ một sự nhầm lẫn, sự nhái lại một cách giễu cợt hoặc cố tình diễn giải sai sự thật.
Quy định trên được Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) công bố ngày 29/11 vừa qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo quy định này, cả nhà cung cấp cũng như người sử dụng các dịch vụ âm thanh và tin tức video trực tuyến đều "không được phép" sử dụng các công nghệ mới như học sâu (deep learning) và thực tế ảo để tạo ra, phân phối và lan truyền "tin giả".
CAC cho rằng tin giả được tạo ra từ những công nghệ trên có thể "phá vỡ trật tự xã hội và vi phạm lợi ích của người dân, tạo ra rủi ro chính trị và mang lại tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia và ổn định xã hội". Cơ quan này nêu rõ việc không tuân thủ các quy định nêu trên có thể bị coi là phạm tội hình sự, song không cung cấp thông tin chi tiết về các hình phạt.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận