Isuzu bắt đầu sản xuất xe tải điện tử năm 2022
Để dành lại thị phần trong nước trước nhu cầu phương tiện vận tải ngày càng tăng, Isuzu đã lên kế hoạch sản xuất xe tải điện từ năm 2022 để có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất đến từ châu Âu và Trung Quốc.
- Tesla gặp trở ngại lớn trong việc sản xuất xe tải điện tại Đức
- Apple Car hiện thực hoá "giấc mơ" xe điện của Nissan
- Drako Motors: Siêu xe điện có giá triệu đô vẫn phải “nhái” kiểu dáng của hãng khác
Theo đưa tin của Tờ Nikkei cho biết, Isuzu Motors đã phát triển một nền tảng có thể sử dụng cho 1.500 loại xe khác nhau trong lĩnh vực logistics và các ngành công nghiệp khác, nơi mà nhu cầu về xe tải điện ngày càng tăng. Nhà sản xuất ô tô này dự kiến sẽ bán những chiếc xe tải với giá tương đương với những chiếc xe chạy bằng dầu diesel trong tương lai.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang mở rộng hoạt động kinh doanh xe tải điện tại Nhật Bản, chẳng hạn như xe tải hạng 1 tấn chủ yếu được sử dụng để vận chuyển trong các khu dân cư. Isuzu Motors sẽ tập trung vào các dòng xe lớn hơn, có tải trọng từ 2-3 tấn phục vụ cho việc chuyển nhà và thi công.
Với kế hoạch mới này Isuzu kỳ vọng sẽ giúp hãng lấy lại thị phần tại Nhật Bản.
Isuzu sẽ sản xuất xe tải điện tại nhà máy chính của hãng ở Fujisawa, tỉnh Kanagawa, phía Tây Nam Tokyo. Hãng đặt mục tiêu sản xuất khoảng 10.000 xe tải điện mỗi năm vào năm 2030, bao gồm cả xe lai (xe hybrid – sử dụng cả điện và xăng).
Nhà sản xuất ô tô này cũng đã thay đổi thiết kế cơ bản của các phương tiện chạy bằng dầu diesel lần đầu tiên trong 16 năm, để đưa chúng phù hợp với nền tảng xe mới được phát triển. Điều này nhằm giảm chi phí bằng cách cho phép hãng sử dụng các bộ phận và dây chuyền sản xuất giống nhau cho cả mẫu xe chạy bằng điện và động cơ diesel.
Xe tải điện ước tính có giá cao gấp đôi so với xe tải chạy bằng động cơ diesel khi không bao gồm trợ giá. Nhưng Isuzu đặt mục tiêu định giá chúng ở mức cạnh tranh với xe tải động cơ diesel. Hiện tại, xe tải chạy dầu diesel tải trọng từ 2-3 tấn có giá khoảng 4-5 triệu yen (35.000 - 44.000 USD).
Isuzu cũng hy vọng sẽ vượt lên các đối thủ bằng cách đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng, chẳng hạn như thay đổi tải trọng và thiết kế xe tải đông lạnh.
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, lĩnh vực giao thông chiếm 20% lượng khí thải CO2 của Nhật Bản, trong đó khoảng 40% đến từ vận tải hàng hóa. Khi ngày càng nhiều công ty tăng cường nỗ lực giảm phát thải, các phương tiện thương mại dự kiến sẽ chuyển sang xe chạy bằng điện và pin nhiên liệu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận