Giải đáp những thắc mắc về vắc-xin COVID-19

Hải Nguyên
10/02/2021 07:26
D

Trước diễn biến của đại dịch COVID-19 trong những tháng đầu năm 2021, Hiện các hãng dược phẩm đang nỗ lực sản xuất và nghiên cứu vắc xin mới để ứng phó với đại dịch. Tới thời điểm này, đã có một số vắc-xin COVID-19 được phép và khuyên dùng tại Hoa Kỳ, và những thông tin chính xác về vắc-xin là vô cùng quan trọng.

Ông Biden tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên tại bang Delaware. Ảnh: AP

Làm thế nào để biết nguồn thông tin nào về vắc-xin COVID-19 là chính xác?

Để biết được đâu là nguồn thông tin về vắc xin COVID-19 chính xác để có thể tin tưởng được là điều không dễ. Trong xa lộ thông tin dày đặc trên mạng intetnet, những thông tin được cung cấp bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) là nguồn đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để xác thực.

Vắc-xin COVID-19 có thể làm tôi mắc bệnh COVID-19 không?

hình minh họa người không che miệng khi đang ho

Không. Không có vắc-xin COVID-19 nào được cấp phép và khuyên dùng hay vắc-xin COVID-19 đang được nghiên cứu tại Hoa Kỳ nào chứa vi-rút còn sống gây bệnh COVID-19. Điều này có nghĩa là vắc-xin COVID-19 không thể khiến người dùng nhiễm bệnh COVID-19.

Có nhiều loại vắc-xin khác nhau đang được nghiên cứu. Tất cả các loại vắc-xin này đều giúp phát triển hệ miễn dịch nhằm phát hiện và chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19. Có đôi khi, khi sử dụng vắc-xin có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như sốt. Những triệu chứng này là bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phát triển khả năng bảo vệ khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19.

Tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của vắc-xin COVID-19.

Thông thường phải mất vài tuần sau khi tiêm chủng để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch (bảo vệ khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19). Điều này có nghĩa là một người có thể bị lây nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng và vẫn sẽ bị bệnh. Đây là do vắc-xin chưa có đủ thời gian để cung cấp sự bảo vệ.

Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, tôi có bị dương tính khi xét nghiệm vi-rút không?

hình minh họa kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19

Không. Các loại vắc-xin được cấp phép và khuyên dùng gần đây lẫn các loại vắc-xin COVID-19 khác hiện đang được thử nghiệm lâm sàng tại Hoa Kỳ đều không thể khiến người dùng có kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm vi-rút được dùng để kiểm tra xem người dùng hiện tại có bị nhiễm bệnh hay không.​

Nếu cơ thể người dùng đạt được mục tiêu của tiêm chủng là đáp ứng miễn dịch thì có thể người dùng sẽ có kết quả dương tính khi thực hiện một số xét nghiệm kháng thể.

Xét nghiệm kháng thể cho biết người dùng đã từng bị lây nhiễm trước đây và có thể được bảo vệ khỏi loại vi-rút này ở một mức độ nhất định. Các chuyên gia hiện đang tìm hiểu xem việc tiêm chủng COVID-19 có thể ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả xét nghiệm kháng thể.

Nếu tôi đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh, tôi có cần tiêm vắc-xin COVID-19 nữa không?

hình minh hoạ ống vắc-xin kháng COVID-19

Có. Do những nguy cơ về sức khỏe liên quan đến COVID-19 và việc mọi người có khả năng tái nhiễm COVID-19 nên cần được cung cấp vắc-xin cho dù đã từng nhiễm bệnh COVID-19 hay chưa. CDC đang đưa ra những khuyến nghị cho chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương về những đối tượng nên được tiêm chủng trước.

Tại thời điểm này, các chuyên gia vẫn chưa biết một người sẽ được bảo vệ khỏi khả năng tái mắc bệnh trong bao lâu sau khi hồi phục khỏi COVID-19. Khả năng miễn dịch mà một người có được từ một lần nhiễm được gọi là miễn dịch tự nhiên, cơ chế này ở mỗi người khác nhau. Một số bằng chứng ban đầu cho thấy thời gian miễn dịch tự nhiên có thể không quá dài.

Chúng ta sẽ không biết thời gian miễn dịch do tiêm chủng là bao lâu cho đến khi có thêm thông tin về tác dụng của vắc-xin.

Sự miễn dịch tự nhiên và miễn dịch do vắc-xin đều là những khía cạnh quan trọng đối với dịch COVID-19 mà các chuyên gia đang cố gắng nghiên cứu thêm, đồng thời CDC sẽ tiếp tục thông báo đến cộng đồng nếu có thêm bằng chứng mới.

Tiêm vắc-xin COVID-19 giúp tôi ngăn ngừa khả năng mắc bệnh COVID-19 không?

hình minh họa một người

Có. Cơ chế của tiêm chủng COVID-19 là tạo cho hệ miễn dịch của có khả năng phát hiện và chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19, điều này để bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh COVID-19.

Phòng bệnh là rất quan trọng, tuy nhiều người nhiễm COVID-19 chỉ bị ốm nhẹ nhưng cũng có những người bị bệnh nghiêm trọng, có những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe hoặc thậm chí là tử vong. Không thể biết được tầm ảnh hưởng của COVID-19 tới cơ thể như thế nào, kể cả khi không có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng

Vắc-xin COVID-19 có làm thay đổi ADN của tôi không?

hình minh họa sợi ADN

Không. Vắc-xin COVID-19 mRNA không thay đổi hay tương tác với ADN của cơ thể bằng bất cứ hình thức nào.

Vắc-xin mRNA là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng ở Hoa Kỳ. Vắc-xin mRNA giúp các tế bào của chúng ta có thể tạo ra protein nhằm kích thích đáp ứng miễn dịch. mRNA trong vắc-xin COVID-19 không xâm nhập vào nhân tế bào nơi chứa ADN. Điều này có nghĩa là mRNA không thể tác động hay tương tác với ADN của chúng ta bằng bất cứ hình thức nào.

Thay vào đó, vắc-xin COVID-19 mRNA hoạt động với hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhằm phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật một cách an toàn. Vào cuối quá trình đó, cơ thể chúng ta đã học cách bảo vệ chống lại lây nhiễm trong tương lai. Hoạt động đáp ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể đó chính là yếu tố bảo vệ để chúng ta không bị nhiễm bệnh khi vi-rút thực sự xâm nhập vào cơ thể.

Tôi muốn có con sau này, vậy sử dụng vắc-xin COVID-19 có an toàn không?

hình minh họa người đang có ý định sinh em bé

Có. Những người muốn mang thai sau này có thể sử dụng vắc-xin COVID-19.

Dựa trên kiến thức hiện tại, các chuyên gia tin rằng vắc-xin COVID-19 gần như không có khả năng gây rủi ro cho người muốn mang thai trong ngắn hay dài hạn.

Các nhà khoa học nghiên cứu kỹ tác dụng phụ của vắc-xin, trước mắt và nhiều năm sau đó. Vắc-xin COVID-19 hiện đang được nghiên cứu cẩn thận và sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong nhiều năm nữa, tương tự như các loại vắc-xin khác.

Cũng giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin COVID-19 tạo cho cơ thể chúng ta phát triển các kháng thể để chiến đấu với loại vi-rút gây bệnh COVID-19, nhằm phòng bệnh sau này. Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy kháng thể hình thành từ việc tiêm chủng COVID-19 gây ra bất cứ vấn đề nào với thai kỳ, kể cả sự phát triển của nhau thai.

Ngoài ra, chưa có bằng chứng nào cho thấy vấn đề vô sinh là tác dụng phụ của bất kỳ loại vắc-xin nào. Những người đang cố gắng có thai ở thời điểm hiện tại hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai có thể sử dụng vắc-xin COVID-19 khi có vắc-xin cho họ.

Theo Tạp chí Điện tử / vietnamese.cdc

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

AI sẽ được ứng dụng trong y tế như thế nào?

AI sẽ được ứng dụng trong y tế như thế nào?

Thiếu máy chụp MRI gây trễ hẹn cho bệnh nhân

Thiếu máy chụp MRI gây trễ hẹn cho bệnh nhân

Cảnh báo về thực phẩm chức năng chứa chất ma túy tổng hợp

Cảnh báo về thực phẩm chức năng chứa chất ma túy tổng hợp

Đột phá công nghệ trồng răng Implant thế kỷ 21

Đột phá công nghệ trồng răng Implant thế kỷ 21

Healthtech có thể bứt phá ở Việt Nam

Healthtech có thể bứt phá ở Việt Nam

Bước tiến mới trong y học tái sinh

Bước tiến mới trong y học tái sinh

Bệnh viện Hoàn Mỹ đưa AI vào trong chẩn đoán hình ảnh

Bệnh viện Hoàn Mỹ đưa AI vào trong chẩn đoán hình ảnh

Telehealth - Giải pháp công nghệ 'đồng bộ hoá' chuyên môn điều trị của ngành y tế

Telehealth - Giải pháp công nghệ 'đồng bộ hoá' chuyên môn điều trị của ngành y tế

Những dấu hiệu ung thư miệng

Những dấu hiệu ung thư miệng

Bệnh viện đa khoa Nho Quan: Địa chỉ tin cậy trong khám chữa bệnh cho người dân

Bệnh viện đa khoa Nho Quan: Địa chỉ tin cậy trong khám chữa bệnh cho người dân

Người dùng Việt ngày càng cởi mở hơn với Y tế số

Người dùng Việt ngày càng cởi mở hơn với Y tế số

Gần 50% người trưởng thành ở thành thị có mỡ máu cao, thừa cholesterol

Gần 50% người trưởng thành ở thành thị có mỡ máu cao, thừa cholesterol

Tin mới cập nhật

Keysight và AMD tái định nghĩa đo đối chuẩn hiệu năng hạ tầng đám mây và biên mạng

Keysight và AMD tái định nghĩa đo đối chuẩn hiệu năng hạ tầng đám mây và biên mạng

Đài Loan công bố kế hoạch đào tạo bán dẫn miễn phí cho sinh viên Việt Nam

Đài Loan công bố kế hoạch đào tạo bán dẫn miễn phí cho sinh viên Việt Nam

Samsung biến 'mỗi giờ xem TV đều là giờ Trái Đất'

Samsung biến 'mỗi giờ xem TV đều là giờ Trái Đất'

Innodisk sẽ trình diễn tích hợp AI tại biên (EdgeAI) tại sự kiện NVIDIA GTC

Innodisk sẽ trình diễn tích hợp AI tại biên (EdgeAI) tại sự kiện NVIDIA GTC

Tình hình tài chính và khó khăn của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Tình hình tài chính và khó khăn của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Giải mã xu hướng bảo mật OT tại FORTINET APAC OT Security Summit 2024

Giải mã xu hướng bảo mật OT tại FORTINET APAC OT Security Summit 2024

Lenovo Tab M11: tablet cho học tập và giải trí

Lenovo Tab M11: tablet cho học tập và giải trí

Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Keysight hỗ trợ triển khai các đổi mới sáng tạo về Massive MIMO cho Open RAN

Keysight hỗ trợ triển khai các đổi mới sáng tạo về Massive MIMO cho Open RAN

Vai trò trọng yếu của POS trong duy trì hoạt động bán lẻ liền mạch

Vai trò trọng yếu của POS trong duy trì hoạt động bán lẻ liền mạch

EVN được thực hiện việc tăng giá điện

EVN được thực hiện việc tăng giá điện

Samsung ra mắt Galaxy S24 Ultra bản đặc biệt, giới hạn 2.000 chiếc

Samsung ra mắt Galaxy S24 Ultra bản đặc biệt, giới hạn 2.000 chiếc

Tin đọc nhiều

AI sẽ được ứng dụng trong y tế như thế nào?

AI sẽ được ứng dụng trong y tế như thế nào?

Thiếu máy chụp MRI gây trễ hẹn cho bệnh nhân

Thiếu máy chụp MRI gây trễ hẹn cho bệnh nhân

Cảnh báo về thực phẩm chức năng chứa chất ma túy tổng hợp

Cảnh báo về thực phẩm chức năng chứa chất ma túy tổng hợp

Đột phá công nghệ trồng răng Implant thế kỷ 21

Đột phá công nghệ trồng răng Implant thế kỷ 21

Healthtech có thể bứt phá ở Việt Nam

Healthtech có thể bứt phá ở Việt Nam

Bước tiến mới trong y học tái sinh

Bước tiến mới trong y học tái sinh

Người dùng Việt ngày càng cởi mở hơn với Y tế số

Người dùng Việt ngày càng cởi mở hơn với Y tế số

Sơ suất của Bệnh viện đa khoa Hà Nội - Đồng Văn có thể khiến Hà Nam, Hà Nội,... thêm gánh nặng?

Sơ suất của Bệnh viện đa khoa Hà Nội - Đồng Văn có thể khiến Hà Nam, Hà Nội,... thêm gánh nặng?

Việt Nam đã chữa khỏi 90% ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1 bác sĩ bị lây nhiễm chéo

Việt Nam đã chữa khỏi 90% ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1 bác sĩ bị lây nhiễm chéo

Bác sĩ tiếp tục hội chẩn về hai ca bệnh nặng ở Hà Nội

Bác sĩ tiếp tục hội chẩn về hai ca bệnh nặng ở Hà Nội

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019