Thận nhân tạo: Bước tiến vĩ đại trong y học
Vừa qua, KidneyX đã trao giải thưởng lớn cho công trình Thận nhân tạo của Dự án Thận (Kidney Project) được chủ trì bởi Shuvo Roy, Tiến sĩ của UC San Francisco và William Fissell, MD của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (VUMC).
- Cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19
- Aeson - Tim nhân tạo đầu tiên trên thế giới hoạt động trong cơ thể con người
- Soterius Scout - Cảm biến giúp phát hiện nhanh COVID-19
Việc chế nghiên cứu thận nhân tạo được rất nhiều phòng thí nghiệm và viện khoa học trên thế giới tiến hành. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) cùng với Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ (ASN) đã thành lập KidneyX – một cơ chế đối tác công tư hoạt động với mục tiêu đẩy nhanh sự đổi mới trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh về thận.
Vừa qua, KidneyX đã trao giải thưởng lớn cho công trình Thận nhân tạo của Dự án Thận (Kidney Project) được chủ trì bởi Shuvo Roy, Tiến sĩ của UC San Francisco và William Fissell, MD của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (VUMC). Công trình của nhóm thiết kế đã đạt được thành công nhờ kết hợp được hai bộ phận thiết yếu của thận nhân tạo gồm bộ lọc máu và bộ phản ứng sinh học.
Thiết bị (Thận nhân tạo) có kích thước nhỏ gọn, được chế tạo từ các vật liệu an toàn, đảm bảo hoạt động lâu dài và giảm thiểu nguy cơ bị đào thải. Bộ lọc huyết cầu đảm nhiệm chức năng loại bỏ các chất thải và chất độc khỏi máu tương tự như một quả thận khỏe mạnh, trong khi đó bộ phản ứng sinh học tái tạo các chức năng khác của thận như cân bằng điện giải trong máu.
Một điểm tối quan trọng là quả thận nhân tạo này hoạt động hoàn toàn nhờ huyết áp chứ không cần các tác động từ bên ngoài, người được cấy cũng sẽ không cần dùng đến thuốc làm loãng máu hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
Dự án Thận đã nhận được giải thưởng 650.000 đô la từ KidneyX cho lần đầu tiên trình diễn nguyên mẫu Thận nhân tạo. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện đếm sớm đưa công trình hoa học nào vào cuộc sống. Thận nhân tạo hứa hẹn sẽ là cứu cánh, đem lại chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người trên thế giới.
Suy thận mãn tính hay còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, không thể đáp ứng nhu cầu lọc máu cho cơ thể. Hầu hết bệnh nhân suy thận giai đoạn này phải đến bệnh viện nhiều lần mỗi tuần để lọc máu, một quá trình tốn nhiều thời gian, tiền bạc, đi kèm với rủi ro cao.
Giải pháp được coi tốt nhất hiện nay là cấy ghép thận, tuy nhiên việc này đòi hỏi chi phí rất cao, thời gian chờ đợi lâu bởi nguồn thận hiến hạn hẹp trong khi nhu cầu ngày càng lớn.
Thêm nữa, những bệnh nhân được ghép thận tiếp tục phải đối mặt các nguy cơ khác như phải uống loại thuốc ức chế miễn dịch (có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng) cả đời và quả thận được hiến tặng cũng chỉ hoạt động hiệu quả trong một thời gian nhất định.
Theo Tạp chí Điện tử.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận