WHO cảnh báo những nguy hiểm của việc áp dụng AI trong y tế
Với Ai có thể giúp hoạt động thăm khám trở nên dễ dàng hơn nhưng với những cảnh báo mới đây của WHO cho thấy với những nền tảng trí tuệ nhân tạo có thể là nơi mà tội phạm công nghệ khai thác thông tin khi sản phẩm công nghệ này quan tâm vấn đề khác mà không phải là con người.
Theo hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 28/6, trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều hứa hẹn trong cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y học trên toàn thế giới với điều kiện đạo đức và quyền con người được đặt làm trọng tâm trong quá trình thiết kế, triển khai và ứng dụng AI.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Giống như tất cả các công nghệ mới, AI có tiềm năng to lớn trong việc cải thiện sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới, nhưng AI cũng có thể bị lạm dụng và gây hại”.
Báo cáo toàn cầu đầu tiên của WHO về AI trong y tế cung cấp một hướng dẫn có giá trị cho các quốc gia về cách tối đa hóa lợi ích của AI, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tránh những cạm bẫy của AI.
Nền tảng công nghệ mang đến giải pháp hiệu quả trong y tế nhưng cũng là vấn đề quan ngại đối với người dùng trong bảo mật.
AI đã được một số quốc gia giàu có sử dụng để cải thiện tốc độ và độ chính xác của chẩn đoán và tầm soát bệnh tật; hỗ trợ chăm sóc lâm sàng; tăng cường nghiên cứu sức khỏe và phát triển thuốc, đồng thời hỗ trợ các can thiệp sức khỏe cộng đồng đa dạng, chẳng hạn như giám sát dịch bệnh, ứng phó với ổ dịch và quản lý hệ thống y tế. AI cũng có thể trao quyền cho bệnh nhân kiểm soát tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe của chính họ và hiểu rõ hơn về nhu cầu đang phát triển của họ.
AI cũng có thể tạo điều kiện cho các quốc gia nghèo tài nguyên và các cộng đồng nông thôn, nơi bệnh nhân thường bị hạn chế tiếp cận với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia y tế, thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, báo cáo mới của WHO cũng cảnh báo việc đánh giá quá cao lợi ích của AI đối với sức khỏe, đặc biệt khi điều này xảy ra với chi phí đầu tư cốt lõi và các chiến lược cần thiết để đạt được mức độ bao phủ sức khỏe toàn dân.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng các cơ hội có liên quan đến các thách thức và rủi ro, bao gồm việc thu thập và sử dụng dữ liệu y tế một cách phi đạo đức; các thành kiến được mã hóa trong các thuật toán và rủi ro của AI đối với sự an toàn của bệnh nhân, an ninh mạng và môi trường.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các hệ thống được đào tạo chủ yếu dựa trên dữ liệu thu thập từ các cá nhân ở các quốc gia thu nhập cao có thể không hoạt động tốt đối với các cá nhân ở những nơi có thu nhập thấp và trung bình.
Để hạn chế rủi ro và tối đa hóa các cơ hội của việc sử dụng AI cho sức khỏe, WHO đưa ra 6 nguyên tắc để đảm bảo AI hoạt động vì lợi ích công ở tất cả các quốc gia: Bảo vệ quyền tự chủ của con người; Thúc đẩy hạnh phúc và an toàn của con người và lợi ích công cộng; Đảm bảo tính minh bạch, dễ giải thích và dễ hiểu; Bồi dưỡng trách nhiệm và trách nhiệm giải trình; Đảm bảo tính bao trùm và công bằng; Thúc đẩy AI đáp ứng nhanh và bền vững.
Những nguyên tắc này sẽ hướng dẫn các hoạt động của WHO trong tương lai nhằm hỗ trợ các nỗ lực đảm bảo rằng toàn bộ tiềm năng của AI đối với việc chăm sóc sức khỏe và sức khỏe cộng đồng sẽ được sử dụng vì lợi ích của tất cả mọi người.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận