Mã độc ảnh hưởng 128 triệu người dùng iPhone
Mã độc XcodeGhost được cài vào hơn 2,5 nghìn phần mềm phổ biến kể từ 2015 đang được xem như là vụ tấn công lớn nhất của iOS dựa trên lượng người dùng bị ảnh hưởng khi có tới 128 triệu người dùng bị ảnh hưởng.
- BlackRock mã độc tấn công các ứng dụng trên Android đánh cắp mật khẩu và dữ liệu
- APCERT 2020 - Cuộc diễn tập chống mã độc giữa mùa dịch COVID-19
- Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”, máy tính bị lây nhiễm mã độc giảm mạnh
Tài liệu trong vụ kiện giữa Epic Games và Apple tiết lộ rằng 128 triệu người dùng iOS đã cài hơn 2.500 ứng dụng chứa mã độc XcodeGhost vào năm 2015.
Dale Bagwell, Giám đốc bộ phận trải nghiệm khách hàng của iTunes vào thời điểm đó, cho biết có khoảng 203 triệu lượt tải đối với hơn 2.500 ứng dụng nhiễm mã độc. Tài liệu còn bao gồm email của một nhân viên Apple, nói rằng Trung Quốc chiếm 55% lượng người dùng bị ảnh hưởng và 66% lượt tải.
Theo PhoneArena, mã độc có thể thu thập các thông tin như tên ứng dụng bị nhiễm, model thiết bị, thông tin mạng và một số dữ liệu khác. Apple cho biết không ghi nhận việc dữ liệu gắn với danh tính người dùng, hoặc mật khẩu đăng nhập iCloud bị thu thập.
Một email khác ghi rằng Apple muốn thông báo cho người dùng về vụ việc. Matt Fischer, Phó chủ tịch App Store đề xuất gửi email cho những người đã tải ứng dụng nhiễm mã độc. “Lưu ý rằng các email cần được bản địa hóa theo từng ngôn ngữ, do lượt tải ứng dụng đến từ nhiều cửa hàng App Store trên khắp thế giới”.
Tuy nhiên, Bagwell lúc ấy cho rằng việc gửi email có thể mất thời gian do phải liệt kê tên ứng dụng được tải bởi từng người. Thay vào đó, Apple đã đăng tải thông báo chung trên website (đã bị gỡ) vào năm 2015, cho biết đang làm việc với nhà phát triển để sớm đưa các ứng dụng bị ảnh hưởng trở lại App Store.
Theo công ty bảo mật Lookout, tin tặc tạo ra mã độc XcodeGhost đã cài chúng vào một phiên bản của phần mềm lập trình Xcode, sau đó chia sẻ trên các diễn đàn cho giới lập trình iOS.
“Các lập trình viên bị dụ dỗ tải xuống phiên bản Xcode dính mã độc, với lời hứa rằng phần mềm này tải nhanh hơn ở Trung Quốc, so với phiên bản chính thức của Xcode phát hành trên Mac App Store”, Lookout giải thích.
Một số ứng dụng dính mã độc XcodeGhost vào thời điểm đó gồm nhiều cái tên phổ biến như WeChat, phiên bản tiếng Trung của Angry Birds 2. Dù ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người, mã độc này không được coi là tinh vi hay nguy hiểm.
Sau khi vấn đề được phát hiện, Apple đã yêu cầu các nhà phát triển sử dụng phiên bản Xcode chính thức để biên dịch ứng dụng trước khi phát hành lại trên App Store. Theo 9to5mac, Táo khuyết cũng tăng cường quy trình bảo mật khi cài Xcode, kiểm tra mã độc cho ứng dụng trước khi phát hành trên App Store sau vụ việc.
Một email khác ghi rằng Apple muốn thông báo cho người dùng về vụ việc. Matt Fischer, Phó chủ tịch App Store đề xuất gửi email cho những người đã tải ứng dụng nhiễm mã độc. “Lưu ý rằng các email cần được bản địa hóa theo từng ngôn ngữ, do lượt tải ứng dụng đến từ nhiều cửa hàng App Store trên khắp thế giới”.
Tuy nhiên, Bagwell lúc ấy cho rằng việc gửi email có thể mất thời gian do phải liệt kê tên ứng dụng được tải bởi từng người. Thay vào đó, Apple đã đăng tải thông báo chung trên website (đã bị gỡ) vào năm 2015, cho biết đang làm việc với nhà phát triển để sớm đưa các ứng dụng bị ảnh hưởng trở lại App Store.
Theo công ty bảo mật Lookout, tin tặc tạo ra mã độc XcodeGhost đã cài chúng vào một phiên bản của phần mềm lập trình Xcode, sau đó chia sẻ trên các diễn đàn cho giới lập trình iOS.
“Các lập trình viên bị dụ dỗ tải xuống phiên bản Xcode dính mã độc, với lời hứa rằng phần mềm này tải nhanh hơn ở Trung Quốc, so với phiên bản chính thức của Xcode phát hành trên Mac App Store”, Lookout giải thích.
Một số ứng dụng dính mã độc XcodeGhost vào thời điểm đó gồm nhiều cái tên phổ biến như WeChat, phiên bản tiếng Trung của Angry Birds 2. Dù ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người, mã độc này không được coi là tinh vi hay nguy hiểm.
Sau khi vấn đề được phát hiện, Apple đã yêu cầu các nhà phát triển sử dụng phiên bản Xcode chính thức để biên dịch ứng dụng trước khi phát hành lại trên App Store. Theo 9to5mac, Táo khuyết cũng tăng cường quy trình bảo mật khi cài Xcode, kiểm tra mã độc cho ứng dụng trước khi phát hành trên App Store sau vụ việc.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận